TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN SINH TỔNG HỢP POLYSACCHARIDE NGOẠI BÀO TỪ VI KHUẨN LAM PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BUÔN MA THUỘT

Main Article Content

TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN SINH TỔNG HỢP POLYSACCHARIDE NGOẠI BÀO TỪ VI KHUẨN LAM PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BUÔN MA THUỘT

Tác giả

Nguyễn Minh Trung
Nguyễn Quang Vinh
Vũ Bích Thủy
Đỗ Thị Anh
Nguyễn Thị Tình
Bùi Thị Bích Huyên
Võ Thị Hồng Ngân

Tóm tắt

Polysaccharide ngoại bào (Extracellular polymeric substances – EPSs) từ vi khuẩn lam là nhóm polymer sinh học có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định điều kiện tối ưu hóa khả năng sản sinh EPSs từ vi khuẩn lam DL-01, chủng vi khuẩn lam phân lập được tại Buôn Ma Thuột có khả năng sinh tổng hợp EPSs cao. Thực nghiệm sàng lọc đã chọn ra ba (03) trong số chín (09) yếu tố được khảo sát có ảnh hưởng lên khả năng sinh EPSs của vi khuẩn lam DL-01 là NaNO3, MgSO4, Na2CO3. Khảo sát tác động đơn yếu tố đã xác định được khoảng giá trị phù hợp cho thực nghiệm thiết kế cấu trúc có tâm (CCD) sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM). Phương trình đa thức bậc hai mô tả sự phụ thuộc của năng suất thu nhận EPSs vào ba biến khảo sát đã được xác định Y = 7,6 + 0,1548 X1 + 0,0908 X2 + 0,7008 X3 + 0,1491X1X2 + 0,0679 X1X3 – 0,0738 X2X3 – 2,05 X12 – 1,83 X22 – 1,36 X32. Kết quả phân tích cho thấy khả năng sinh EPSs tối ưu của vi khuẩn lam DL-01 có thể đạt 7,6 mg/mL, tăng khoảng 12,8 lần so với điều kiện chuẩn. Khoảng giá trị 5,3 đến 7,4 g/L cho NaNO3, 0,08 đến 0,09 g/L cho MgSO4 và 0,035 đến 0,046 cho Na2CO3 được xác định là khoảng tối ưu để thu được EPSs cao nhất của vi khuẩn lam DL-01.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Minh Trung

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;

Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Trung, ĐT: 0915.656.450, Email: nguyenminhtrung@ttn.edu.vn.

 

Nguyễn Quang Vinh

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên

Vũ Bích Thủy

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Đỗ Thị Anh

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Tình

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Bùi Thị Bích Huyên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Võ Thị Hồng Ngân

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên