Nghiên cứu nhân giống in vitro cây sùng thảo (Stachys affinis Bunge)

Main Article Content

Nghiên cứu nhân giống in vitro cây sùng thảo (Stachys affinis Bunge)

Tác giả

Trần Thị Tâm
Vũ Thị Tư
Nguyễn Phú Hoài
Nông Thị Anh Trúc
Vũ Quốc Luận

Tóm tắt



Cây Sùng thảo (Stachys affinis Bunge) là một trong những loài thảo dược quan trọng tại Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và nhiều nước Châu Âu khác. Do đó, chúng được dùng để làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền, làm thực phẩm chức năng và chế biến làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro nhằm tạo ra số lượng lớn cây giống thông qua nuôi cấy đốt thân. Kết quả cho thấy, môi trường MS được bổ sung 1 mg/L BA, 30 g/L sucrose, 8,5 g/L agar, pH 5,8 cho hệ số tái sinh chồi cao nhất từ mẫu đốt thân (45 chồi/mẫu) với khối lượng tươi trung bình (459,5 mg/cụm chồi). Môi trường MS có bổ sung 1 mg/L NAA thích hợp cho quá trình ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh với số rễ trung bình 29,93 rễ/cây, chiều dài rễ 2,57 cm và chiều cao cây 2,17 cm. Hỗn hợp giá thể bao gồm xơ dừa: đất: đá perlite với tỷ lệ 7: 2: 1 cho tỉ lệ sống cao nhất 92,8% với chiều cao cây đạt 10,51 cm sau 60 ngày được trồng trên các vỉ xốp ngoài vườn ươm. Cây con tiếp tục sinh trưởng và nở hoa bình thường khi được trồng trong các chậu nhựa có đường kính 20 cm với hỗn hợp giá thể tương tự sau 90 ngày nuôi trồng trong điều kiện nhà kính.



Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Tâm

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Vũ Thị Tư

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Nguyễn Phú Hoài

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Vũ Quốc Luận

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Vũ Quốc Luận; ĐT: 0948013224; Email: vuquocluan07@gmail.com.

Tài liệu tham khảo

  • Đoàn Thị Tám, Nguyễn Thị Dung, Phan Văn Hồ Nam, Ngô Thị Phương Anh, Phan Thị Lộc, Nguyễn Đăng Quân (2020). Khảo sát hàm lượng stachyose, polysaccharide và saponin của cao tổng nước từ củ Sùng thảo (Stachys affinis), Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2020, Đại học Huế, 200-205.
  • Nguyễn Thanh Hoàng, Nguyễn Thị Vy Phương, Đặng Thị Xuân Quyên, Võ Văn Lẹo, Nguyễn Viết Kình, Võ Thị Bạch Huệ, Mã Chí Thành (2022). Khảo sát đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của thân rễ Sùng thảo – Rhizoma Stachydis affinis, Tạp chí khoa học đại học Đông Á, 1(1): 57- 66.
  • Nguyễn Thị Thanh Hằng (2017). Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Sùng thảo. Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phạm Ngọc Khánh, Chu Thị Thúy Nga, Nguyễn Hải Văn, Đoàn Thị Huyền Trang (2022). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống Sùng thảo (Stachys sieboldii Miq.) tại Sa Pa, Lào Cai. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 19: 27-31.
  • Trịnh Bá Uy (2019), Báo cáo nghiệm thu Quy trình nhân giống in vitro và trồng Sùng thảo trong điều kiện nhà màng. Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh.
  • Guo, B., Abbasi, B., Zeb, A., Xu, L., Wei, Y. (2013). Thidiazuron: A multi-dimensional plant growth regulator. African Journal of Biotechnology, 10(45): 8984-9000.
  • Harada, S., Tsujita, T., Ono, A., Miyagi, K., Mori, T., Tokuyama, S. (2015). Stachys sieboldii (Labiatae, Chorogi) protects against learning and memory dysfunction associated with ischemic brain injury. Journal of Nutritional Science and Vitaminology, 61(2): 167-174.
  • Hayashi, K., Nagamatsu, T., Ito, M., Yagita, H., Suzuki, Y. (1996). Acteoside, a component of Stachys Sieboldii MIQ, may be a promising antinephritic agent (3): effect of acteoside on expression of intercellular adhesion molecule-1 in experimental nephritic glomeruli in rats and cultured endothelial cells. The Japanese Journal of Pharmacology 70(2): 157-168.
  • Hosoki, T., and Yasufuku, T. (1992). In vitro mass-propagation of Chinese Artichoke (Stachys sieboldii Miq.). ISHS Acta Horticulturae, 319: 149-152.
  • Keller, F. and Matile, P. (1985). The role of the vacuole in storage and mobilization of stachyose in tubers of Stachys sieboldii. Journal of Plant Physiology, 119(4): 369-380.
  • Legkobit, M. P., and Khadeeva, N. V. (2004). Variation and morphogenetic characteristics of different Stachys species during microclonal propagation Russian Journal of Genetics, 40(7): 743-750.
  • Li, W., Gao, H., Lu R., Guo, G. Q. (2002). Direct plantlet regeneration from the tuber of Stachys sieboldii. Plant Cell Tissue and Organ Culture, 71(3): 259-262.
  • Lukasz, J. L., Svanberg, I., Ko¨hler, P. (2011). Marsh woundwort, Stachys palustris L. (Lamiaceae): an overlooked food plant. Genetic Resources and Crop Evolution, 58(5): 783-793.
  • Murashige, T. and Skoog, F. (1962) A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco cultures, Physiol. Plant, 15: 473-497.
  • Nakakuki, T. (2002). Present status and future of functional oligosaccharide development in Japan. Pure and Applied Chemistry, 74(7):1245-1251.
  • Silber, A., Bar-Yosef, B., Levkovitch, I., Soryano, S. (2010). pH-Dependent surface properties of perlite: Effects of plant growth. Geoderma Volume, 158(3-4): 275-281.
  • Smith, A. W., Roche, H., Trombe, M. C., Briles, D. E., Håkansson A. (2002). Characterization of the dihydrolipoamide dehydrogenase from Streptococcus pneumoniae and its role in pneumococcal infection. Molecular Microbiology, 44(2): 431-448.
  • Venditti, A., Frezza, C., Celona, D., Bianco, A., Serafini, M., Cianfaglione, K., Fiorini, D., Ferraro, S., Maggi, F., Lizzi, A. R., Celenza, G. (2017). Polar constituents, protection against reactive oxygen species, and nutritional value of Chinese artichoke (Stachys affinis Bunge). Food Chemistry, 221: 473-481.
  • Yamahara, J., Kitani, T., Kobayashi, H., Kawahara, Y. (1990). Studies on Stachys sieboldii MIQ. II. Anti-anoxia action and the active constituents. Yakugaku Zasshi, 110(2): 932-935.
  • Yıldız, S. (2010). The metabolism of fructooligosaccharides and fructooligosaccharide-related compounds in plants. Food Reviews International 27(1): 16-50.
  • Zhang, R. X., Jia, Z. P., Kong, L. Y., Ma, H. P., Ren, J., Li, M. X., Ge, X. (2004). Stachyose extract from Rehmannia glutinosa Libosch. to lower plasma glucose in normal and diabetic rats by oral administration. Pharmazie, 59(7): 552-556.