Nghiên cứu nhân giống in vitro cây gừng đen (Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman)

Main Article Content

Nghiên cứu nhân giống in vitro cây gừng đen (Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman)

Tác giả

Nguyễn Văn Tịnh
Nguyễn Thị Luyến
Cù Thị Ly Na
Lê Thương

Tóm tắt



Loài Gừng đen Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman, một trong bốn loại gừng đen đặc hữu của Việt Nam, là loài cây thuốc quý cho sức khỏe con người. Trong tự nhiên, loài này có hệ số nhân thấp, tuy nhiên hiện chưa có bất cứ công bố nào về quy trình nhân giống và đặc biệt là nhân in vitro trên đối tượng này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được quy trình nhân giống in vitro bằng công nghệ cấy mô tế bào thực vật để nhân giống loài cây này. Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu Gừng đen được khử trùng bằng Natri dichloroisocyanurate (NADCC) nồng độ 1%, trong 10 phút mang lại hiệu quả tối ưu với tỷ lệ mẫu sạch >85%, mẫu tái sinh đạt >80%. Môi trường MS, có bổ sung 1,5 mg/l BA (Benzyl Adenine) và 0,5 mg/l Kn (Kinetin) là môi trường thích hợp nhất để tái sinh chồi, với chiều cao chồi trung bình đạt 41,07 mm. Trong khi đó, môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l BA, 0,5 mg/l Kn, và 0,5 mg/l NAA (Naphthaleneacetate) là tối ưu nhất cho khả năng tăng sinh cụm chồi, đạt 2,87 chồi/ mẫu và chiều cao trung bình chồi đạt 36,47 mm. Hơn thế nữa, môi trường MS, có bổ sung 1 mg/l NAA cho thấy khả năng phát sinh rễ sớm (11 ngày sau nuôi cấy) và số rễ cao nhất (8,40 rễ/mẫu). Các cây con Gừng đen hoàn chỉnh được huấn luyện trong giá thể Đất + Tro trấu + Mùn cưa (theo tỷ lệ 1:1:1) đạt tỷ lệ sống sót cao (98,33%) và đạt chiều cao trung bình 81,68 mm. Đây là nghiên cứu đầu tiên về nhân giống Gừng đen (Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman) bằng phương pháp in vitro ở Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển loại cây dược liệu quý hiếm này.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Văn Tịnh

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, trường Đại học Y dược Buôn Ma Thuột;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Tịnh; ĐT: 0869340391; Email: nvtinh@bmtuvietnam.com.

Nguyễn Thị Luyến

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, trường Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

Cù Thị Ly Na

Bộ môn Khoa học cơ bản, trường Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

Lê Thương

Bộ môn Khoa học cơ bản, trường Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

Tài liệu tham khảo

  • Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Bắc và Đồng Huy Giới (2020). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Nghệ đỏ (Curcuma longa L.) từ củ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2, 3-9.
  • Hồ Anh Chi, Hồ Nhật Quang, Trần Vũ Ngọc Thi và cs (2023). Nghiên cứu thiết lập quy trình nhân giống in vitro cây gừng đen (Distichochlamys Citrea M.F. Newman). Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (185).
  • Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Hồng, và Đặng Văn Đông (2017). Xây dựng quy trình tạo củ in vitro dòng lai hoa Lay ơn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 12, 52-56.
  • Nguyễn Thị Thúy Diễm (2017). Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng lên sự phát sinh chồi, rễ và loại giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng của cây Gừng đen (Kaempferia parviflora) ở vườn ươm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, 16, 1-12.
  • Phạm Thị Kim Hạnh, Trịnh Thùy Dương, Vũ Phương Linh, và Lã Tuấn Nghĩa (2020). Nghiên cứu nhân giống In vitro loài Gừng đen (Distichochlamys citrea) bản địa. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3.
  • Trần Việt Hà, Nguyễn Văn Việt, Đoàn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Huyền, Đinh Văn Hùng và Sounthone Douangmala (2018). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy In vitro trong nhân giống cây gừng gió (Zingiber zerumbet). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 6, 10-16.
  • Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Bích Nga, Nguyễn Đức Tuấn, Ngô Thị Minh Thu, và Trần Thị Thu Hà (2018). Nghiên cứu nhân giống In vitro cây gừng (Zingiber officinale Rosc.) ở Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6, 107-113.
  • Trương Thị Phương Lan, Lê Thị Anh Thư, và Ngô Thị Sen (2017). Ảnh hưởng của AgNO3 đến quá trình tái sinh in vitro cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe). Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 126, 65-73.
  • Chau, D. T., Hung, N. V., Dai, D. N., & Ogunwande, I. A. (2017). Volatile constituents of Distichochlamys citrea MF Newman and Distichochlamys orlowii K. Larsen MF Newman (Zingiberaceae) from Vietnam. J Med Plants Res, 11(9), 188-193.
  • Goncalves, M. J., Cruz, M. T., Tavares, A. C., Cavaleiro, C., Lopes, M. C., Canhoto, J., & Salgueiro, L. (2012). Composition and biological activity of the essential oil from Thapsia minor, a new source of geranyl acetate. Ind Crops Prod, 35(1), 166-171.
  • Larsen. K & Newman M.F. (2001). Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman, Nat. Hist. Bull. Siam Soc. 49(1): 77.
  • Legault, J., & Pichette, A. (2007). Potentiating effect of β‐caryophyllene on anticancer activity of α‐ humulene, isocaryophyllene and paclitaxel. J Pharm Pharmacol, 59(12), 1643-1647.
  • Juergens, U. (2014). Anti-inflammatory Properties of the Monoterpene 1.8-cineole: Current Evidence for Co-medication in Inflammatory Airway Diseases. Drug Res, 64(12), 638–646. doi:10.1055/s-0034-1372609.
  • Murashige, T. and Skoog, F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiol Plant 15: 473-497.
  • Newman, M. F. (1995). Distichochlamys, a new genus from Vietnam. Edinb J Bot, 52(1), 65-69.
  • Nishida, N., Tamotsu, S., Nagata, N., Saito, C. and Sakai, A. (2005). Allelopathic effects of volatile monoterpenoids produced by Salvia leucophylla: inhibition of cell proliferation and DNA synthesis in the root apical meristem of Brassica campestris seedlings. J Chem Ecol, 31:1187-1203.
  • Quintans-Júnior, L., Moreira, J. C., Pasquali, M. A., Rabie, S., Pires, A. S., Schröder, R., ... & Gelain, D. P. (2013). Antinociceptive activity and redox profile of the monoterpenes. Int Sch Res Notices, 459530, 11.
  • Rout, G. R., Palai, S. K., Samantaray, S. & Dá, P. (2001). Effect of growth regulation and culture conditions on shoot multiplication and rhizome formation in ginger (Zingiber officinale Rosc.) in vitro. In vitro Cell Dev Biol Plant, 37, 814-819.
  • Ty, P. V., Duc, H. V., & Thang, L. Q. (2015). Chemical composition of essential oil from the rhizomes of Distichochlamys citrea collected in Central Vietnam. Journal of Sciences, An Giang University, 8(4), 60-65.
  • Zhan, Y. H., Liu, J., Qu, X. J., Hou, K. Z., Wang, K. F., Liu, Y. P., & Wu, B. (2012). β-Elemene induces apoptosis in human renal-cell carcinoma 786-0 cells through inhibition of MAPK/ERK and PI3K/ Akt/mTOR signalling pathways. APJCP, 13(6), 2739-2744.