Nghiên cứu các loại giá thể nhân nhanh giống sắn kháng bệnh khảm lá (HN1) trong nhà màng tunnel tại tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Nghiên cứu các loại giá thể nhân nhanh giống sắn kháng bệnh khảm lá (HN1) trong nhà màng tunnel tại tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Nguyễn Văn Minh
Trần Thị Biên Thùy

Tóm tắt



Nhằm đảm bảo nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng cây giống trước nhu cầu cấp thiết về nhân nhanh giống sắn kháng bệnh khảm lá để cung cấp cho thị trường sản xuất trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của các công thức giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cây con giống sắn HN1 được nhân nhanh từ hom trong nhà màng Tunnel, từ đó xác định được công thức giá thể phù hợp nhất cho sự phát triển của cây con trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nảy mầm ở các công thức xử lý giá thể đạt từ 94,53% đến 98,40%. Ở tất cả các công thức giá thể, giai đoạn cắt chuyển cây con sang bầu ươm (giai đoạn 35 ngày sau trồng), chiều cao cây con đạt từ 40,33 cm - 44,67 cm, số lá trên cây con đạt từ 12,33 lá đến 17,00 lá, đường kính thân cây con đạt 4,60 mm - 4,97 mm. Đồng thời, tỷ lệ cây con nhiễm sâu bệnh hại thấp ≤ 1,6% được ghi nhận ở tất cả các công thức. Kết quả này cho thấy, giá thể dùng trong nghiên cứu này có thể đảm bảo cho cây sắn sinh trưởng phát triển tốt, đạt được tiêu chuẩn làm giống của cây con. Trong đó, nghiên cứu này đã xác định được sử dụng công thức giá thể với 70% cát + 30% sỏi ở độ dày 40 cm là công thức chiếm ưu thế nhất, có tác dụng nâng cao chất lượng cây con giống sắn so với các công thức giá thể khác khi nhân nhanh giống sắn kháng bệnh khảm lá HN1 trong nhà màng Tunnel tại Đắk Lắk.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Văn Minh

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Minh; ĐT: 0913484315; Email: nvminh@ttn.edu.vn.

Trần Thị Biên Thùy

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Ekanayake, J. I., Osiru, D. S. O., and Porto M. C. M. (1997). IITA Research Guide 60: Agronomy of Cassava. Ibadan: International Institute of Tropical Agriculture.
  • Hiệp hội Sắn Việt Nam. (2021). Báo cáo tổng kết năm 2021 và Chương trình công tác năm 2022.
  • IMARC: Cassava Processing Market: Global Industry Trends, Share, Size, Growth, Opportunity and Forecast 2021-2026 https://www.imarcgroup.com/cassava-processing-plant.
  • Malik, A. I., Kongsil, P., Nguyễn, V. A., and et al. (2020). Cassava breeding and agronomy in Asia: 50 years of history and future directions. Breeding Science, 70(2), 145–166. https://doi.org/10.1270/jsbbs.18180.
  • Narmilan, A. and Puvanitha, N. (2020). The effect of different planting methods on growth and yield of selected of Cassava (Manihot esculenta) cultivars. Agricultural Science Digest. 40, 364-369.
  • Nassar, N.M. (1978). Conservation of the genetic resources of Cassava (Manihot esculenta) determination of wild species localities with emphasis on probable origin. Economic Botany. 32(3): 311-320.
  • Nkouaya Mbanjo, E.G., Rabbi, I.Y., Ferguson, and et al. (2020). Technological innovations for improving cassava production in sub -Saharan Africa. Frontiers in Genetics. 11: 1829.
  • Nguyễn Anh Vũ, Lê Ngọc Tuấn, Nguyễn Hùng, và cs. (2021), nghiên cứu đánh giá khả năng kháng bệnh khảm lá trong tập đoàn giống sắn (Manihot Esculenta Crantz) phục vụ công tác chọn tạo giống mới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Kỳ 1, tháng 10/2021.
  • Nguyễn Thanh Việt, Trần Kiên Cường, Nguyễn Thị Nhã, và cs. (2019). Xác định đặc điểm di truyền học của Sri Lanka cassava mosaic virus gây bệnh khảm lá sắn tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 9.
  • Patil, B. L., & Fauquet, C. M. (2009). Cassava mosaic geminiviruses: Actual knowledge and perspectives. Molecular Plant Pathology, 10(5), 685–701.
  • Reinhardt Howeler. (2014). Sustainable soil and crop management of casava in Asia. CIAT Publication No. 389.
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2021). Báo cáo Tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021.
  • Zinga, F. Chiroleu, A. Valam Zango, and et al., (2016). Evaluation of Cassava Cultivars for Resistance to Cassava Mosaic Disease and Yield Potential in Central African Republic. Phytopathol, 164, 913–923.
  • Wei, Y., Huang, J., Xu, R. L., and et al. (2015). Primary Study of the nutrient contents in the Flesh and cortex of casava root. Chinese Journal of Tropical crops, 36 (3), 536 – 540.