Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong môn thể dục nhịp điệu cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong môn thể dục nhịp điệu cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Trần Thị Thu
Đỗ Thị Thùy Linh
Chu Vương Thìn

Tóm tắt

Qua quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu của các tác giả trong nước và nước ngoài, chúng tôi đã sàng lọc và hệ thống hóa được 38 test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất (GDTC) trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN). Thông qua phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học thống kê đã xác định được 11 test đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo. Bằng phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao (TDTT), chúng tôi đã lựa chọn được 18 bài tập để nâng cao trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC trường ĐHTN nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo của nhà trường.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Thu

Khoa Sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Thu; ĐT: 0948476647; Email: tranthithu@ttn.edu.vn.

Đỗ Thị Thùy Linh

Khoa Sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên

Chu Vương Thìn

Khoa Sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên;

Tài liệu tham khảo

  • Aulic, I. V (1982). Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Hà Nội, NXB TDTT.
  • Artemieva, G. P., Druz, V. A. & Lysenko, A. A. (2015). Community development principles for assessing the qualitative characteristics of motor activity in fitness TDNĐs and aesthetic sports. Slobozans`kij naukovo-sportivnij visnik, 6(50), 20-24.
  • Artemyeva, G. & Moshenska, T. (2017). Improvement of special physical training of female gymnasts in sports TDNĐs at the stage of preliminary basic training. Slobozhanskyi Herald of Science and Sport, 6(62), 17-20.
  • Davydov, V. & Karasnov, G. O. (2000). Khoa học và phương pháp hỗ trợ quá trình đào tạo VĐV tham gia tập luyện thể dục TDNĐ-Volgograd. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao.
  • Gymnastics Canada. (2008). Long-term athlete development – The ultimate human movement experience. Canada: Gymnastics.
  • Hare, D – dịch giả Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển. (1996). Học thuyết huấn luyện. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao Hà Nội.
  • Lê Văn Lẫm. (2008). Thể dục thể thao trường học. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao Hà Nội.
  • Lixitscaia, T. X. (1987). 230 bài tập TDNĐ. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao.
  • Miakinchenko, E. B. & Shestakova, M. P. (2002). TDNĐs. Moscow: Sport Akadem Press (in Russia).
  • Nôvicốp A.Đ, Mátvêép L.P (1976). Lý luận và phương pháp GDTC, (Phạm Trọng Thanh và Lê Văn Lẫm dịch), NXB TDTT, Hà Nội
  • Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Mạnh Thái, Lê Tiến Đạt và Nguyễn Thị Thùy Trang. (2008). Giáo trình thể dục TDNĐ Trường ĐHSP TDTT TPHCM. Việt Nam: NXB Thể dục Thể thao.
  • Trần Thị Thu (2023). Ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong học phần thể dục nhịp điệu cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường Đại học Tây Nguyên, đề tài cơ sở năm 2023 tại trường ĐHTN.