Đánh giá sự thiết lập quần thể và hiệu quả của một số chủng nấm kí sinh côn trùng đến rệp sáp hại rễ cây hồ tiêu tại Đắk Lắk

Main Article Content

Đánh giá sự thiết lập quần thể và hiệu quả của một số chủng nấm kí sinh côn trùng đến rệp sáp hại rễ cây hồ tiêu tại Đắk Lắk

Tác giả

Trần Thị Huế
Đỗ Thị Kiều An
Trang Thị Nguyệt Quế
Trần Thị Lệ Trà
Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Thu Thủy

Tóm tắt



Rệp sáp hại rễ hồ tiêu là loài côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sản xuất cây hồ tiêu tại Tây Nguyên. Kiểm soát rệp sáp hại rễ bằng cách làm tăng mật số nấm kí sinh côn trùng đất có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn môi trường. Sự thiết lập quần thể và hiệu quả ở điều kiện đồng ruộng của 2 chủng nấm kí sinh côn trùng ML1 và PB1 trong phòng trừ rệp sáp hại rễ hồ tiêu được bố trí thí nghiệm trên vườn hồ tiêu giống Vĩnh Linh ở giai đoạn kinh doanh thuộc xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả thí nghiệm khẳng định cả 2 chủng nấm đều thiết lập được quần thể trên vườn tiêu sau khi xử lý chúng vào trong đất. Mật độ Metarhizium sp. tăng khoảng 10 lần so với ban đầu khi xử lý với 300 ml với nồng độ 107 bào tử ML1/ml/gốc hồ tiêu. Mật độ, Paecilomyces sp. tăng khoảng 3,5 lần so với ban đầu khi xử lý với 300 ml với nồng độ 107 bào tử PB1/ml/gốc hồ tiêu. Tất cả các công thức có xử lý 2 chủng nấm kí sinh côn trùng ML1 và PB1 đều cho hiệu quả kiểm soát rệp sáp hại rễ hồ tiêu. Trong đó, hiệu lực phòng trừ ở CT3 (300 ml ML1), CT6 (300 ml PB1), CT8 (125 ml ML1+ 125 ml PB1), CT9 (150 ml ML1+ 150 ml PB1) đều đạt hiệu quả cao tại 60 ngày sau xử lý.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Huế

Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Huế; ĐT: 0948194165; Email: tthue@ttn.edu.vn.

Đỗ Thị Kiều An

Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trang Thị Nguyệt Quế

Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Lệ Trà

Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Thu Hà

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Khoa học và Công nghệ (2021). Quyết định số 1501/QĐ-BKHCN ngày 08/6/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia, Bảo vệ thực vật - phương pháp điều tra sinh vật gây hại - phần 3: Nhóm cây công nghiệp.
  • Đỗ Thị Kiều An, Trang Thị Nguyệt Quế, Trần Thị Huế, Trần Thị Lệ Trà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hắc Hiển and Phạm Thị Hồng Giang (2022). Dịch hại cây hồ tiêu và biện pháp phòng chống. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  • Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Bốn, Trần Trung Dũng, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Đình Sỹ, Võ Thị Phương Khanh, Trần Thị Phương Hạnh, Trần Minh Định, Trịnh Thị Huyền Trang, Trương Hồng Hà, Trần Thị Huế, Nguyễn Thị Huyền, Mai Quốc Quân and Ngô Văn Anh (2020). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học tổng hợp để phát triển hồ tiêu bền vững ở Tây Nguyên. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
  • Tổng cục thống kê Đắk Lắk (2023). Báo cáo ước tính diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm, năm 2022.
  • Trần Danh Sửu, Đào Thị Lan Hoa and Phạm Thị Xuân (2017). Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ.
  • Abdulazeez, Mansurah A, Ibrahim Sani, Bolanle D James and Abdulmalik S Abdullahi (2016). Black pepper (Piper nigrum L.) oils. In Essential Oils in Food Preservation, Flavor and Safety (pp. 277- 285). Elsevier.
  • Acevedo, F. E., M. Jiménez, J. P. Pimentel and P. Benavides (2020). Spatial distribution of mealybugs (Hemiptera: Coccomorpha: Coccoidea) in the root system of pruned and non-pruned Coffea arabica trees. Econ Entomol, 113(1):172-184.
  • Bamisile, Bamisope Steve, Komivi Senyo Akutse, Junaid Ali Siddiqui and Yijuan Xu (2021). Model application of entomopathogenic fungi as alternatives to chemical pesticides: Prospects, challenges, and insights for next-generation sustainable agriculture. Frontiers in Plant Science, 12:741804.
  • Castro, Thiago, Johanna Mayerhofer, Jürg Enkerli, Jørgen Eilenberg, Nicolai V Meyling, Rafael de Andrade Moral, Clarice Garcia Borges Demétrio and Italo Delalibera Jr (2016). Persistence of Brazilian isolates of the entomopathogenic fungi Metarhizium anisopliae and M. robertsii in strawberry crop soil after soil drench application. Agriculture, Ecosystems Environment, 233:361- 369.
  • Gulati, Kavita, Pankaj Verma, Nishant Rai and Arunabha Ray (2021). Role of nutraceuticals in respiratory and allied diseases. In Nutraceuticals (pp. 101-115). Elsevier.
  • Lemawork, Sisay, Ferdu Azerefegne, Tameru Alemu, Temesgen Addis and Guy Blomme (20110. Evaluation of entomopathogenic fungi against Cataenococcus ensete [Williams and MatileFerrero,(Homoptera: Pseudococcidae)] on enset. Crop Protection, 30(4):401-404.
  • Lesueur, Didier, Clément Rigal, Nguyen Mai Phuong, Duong Minh Tuan, Chau Thi, Laetitia Herrmann, Quyen Tran Nguyen, Lambert Bräu, Long Van and Pham Thanh Van (2022). Project full title Identifying entry points for black pepper and coffee production in the Central Highlands of Vietnam.
  • Litwin, Anna, Monika Nowak and Sylwia Różalska (2020). Entomopathogenic fungi: unconventional applications. Reviews in Environmental Science Bio/Technology, 19(1):23-42.
  • Mani, M., M.S Smitha and U. Najitha (2016). Root mealybugs and their management in horticultural crops in India. Pest Management in Horticultural Ecosystems, 22(2):103-113.
  • Mantzoukas, Spiridon, Eufrosini Daskalaki, Foteini Kitsiou, Vasileios Papantzikos, Dimitrios Servis, Stergios Bitivanos, George Patakioutas and Panagiotis A Eliopoulos (2022). Dual Action of Beauveria bassiana (Hypocreales; Cordycipitaceae) Endophytic Stains as Biocontrol Agents against Sucking Pests and Plant Growth Biostimulants on Melon and Strawberry Field Plants. Microorganisms, 10(11):2306.
  • Monzón, Arnulfo, Ingeborg Klingen, Falguni Guharay and B Papierok (2007). Naturally occurring Beauveria bassiana in Hypothenemus hampei populations in unsprayed coffee fields. IOBC WPRS BULLETIN, 30(1):131.
  • Nguyen Thi, Hai, Kim Yen Phung Le, Ngoc Duc Thai Thien, Thanh Diem Nguyen and Anh Duy Do (2023). Insecticidal activity of isolated Purpureocillium lilacinum PL1 against whitefly, Bemisia tabaci Gennadius (Hemiptera: Aleyrodidae) on cassava plantations in southern Viet Nam. Egyptian Journal of Biological Pest Control, 33(1):44.
  • Olabiyi, David O, Emily B Duren, Terri Price, Pasco B Avery, Philip G Hahn, Lukasz L Stelinski and Lauren M Diepenbrock (2022). Suitability of formulated entomopathogenic fungi against hibiscus mealybug, Nipaecoccus viridis (Hemiptera: Pseudococcidae), deployed within mesh covers intended to protect citrus from Huanglongbing. Journal of Economic Entomology, 115(1):212-223.
  • Pilz, C, J Enkerli, R Wegensteiner and S Keller (2011). Establishment and persistence of the entomopathogenic fungus Metarhizium anisopliae in maize fields. Journal of Applied Entomology, 135(6):393-403.
  • Scheepmaker, JWA and TM Butt (2010). Natural and released inoculum levels of entomopathogenic fungal biocontrol agents in soil in relation to risk assessment and in accordance with EU regulations. Biocontrol Science Technology, 20(5):503-552.
  • Sharif, Mian K, Rebia Ejaz and Imran Pasha (2018). Nutritional and therapeutic potential of spices. In Therapeutic, probiotic, and unconventional foods (pp. 181-199). Elsevier.
  • Thangaselvabal, T, C Gailce Leo Justin and M Leelamathi (2008). Black pepper (Piper nigrum L.)'the king of spices'–A review. Agricultural Reviews, 29(2):89-98.
  • Zimmermann (2007). Review on safety of the entomopathogenic fungi Beauveria bassiana and Beauveria brongniartii. Biocontrol Science and Technology, 17(6):553-596.