Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Trịnh Thị Thủy
Đặng Thị Nhung

Tóm tắt





Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện nhưng cũng kéo theo sự gia tăng lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã đạt được những kết quả nhất định, môi trường ngày càng được cải thiện, nhiều dự án đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Rác thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, công tác vận chuyển và xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu, các chính sách và quy định chưa đầy đủ, nhận thức của hộ gia đình về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, bài viết phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.






Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Trịnh Thị Thủy

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trịnh Thị Thủy; ĐT: 0972344322; Email: ttthuy@ttn.edu.vn.

Đặng Thị Nhung

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022). Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
  • Chính phủ (2022). Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
  • Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk (2023). Báo cáo số 231/CTK-TKTH, ngày 26/6/2023 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2023 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.
  • Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2022). Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 21/12/2022 về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2023, Đắk Lắk.
  • Lưu Việt Hùng (2009). Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Nguyễn Trung Thắng (2019). Tổng quan về quản lý chất thải rắn trên thế giới và một số giải pháp cho Việt Nam. Tạp chí Môi trường, số 9/2019.
  • Nguyễn Văn Phước (2006). Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010, Viện Môi trường và Tài nguyên TP Hồ Chí Minh.
  • Quốc hội (2020). Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường (2021). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 -2020. Đắk Lắk.
  • Thúy Hồng (2022a). Phân loại rác thải tại nguồn: Thêm những giải pháp quyết liệt (Kỳ 1). Báo Đắk Lắk. [Online]: https://baodaklak.vn/moi-truong/202211/phan-loai-rac-thai-tai-nguon-them-nhung-giaiphap-quyet-liet-ky-1-7d111d8/
  • Thúy Hồng (2022b). Phân loại rác thải tại nguồn: Thêm những giải pháp quyết liệt (Kỳ 2). Báo Đắk Lắk. [Online]: https://baodaklak.vn/moi-truong/202211/phan-loai-rac-thai-tai-nguon-them-nhunggiai-phap-quyet-liet-ky-2-60d07b0/.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2022). Quyết định số 27/2022/QĐ-UBND ngày 21/7/2022 ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng và bùn thải trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.