Khảo sát ảnh hưởng của Oligochitosan tới sinh trưởng, phát triển và hàm lượng hoạt chất cordycepin của nấm Cordyceps militaris

Main Article Content

Khảo sát ảnh hưởng của Oligochitosan tới sinh trưởng, phát triển và hàm lượng hoạt chất cordycepin của nấm Cordyceps militaris

Tác giả

Đoàn Thị Tuyết Lê
Tô Công Thắng
Phạm Thị Sinh

Tóm tắt

Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng có giá trị dược liệu quý và kinh tế cao nên bị khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm ngoài tự nhiên. Vì thế nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan tới sinh trưởng, phát triển và hàm lượng hoạt chất cordycepin của nấm Cordyceps militaris hướng đến nâng cao chất lượng C. militaris phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Kết quả cho thấy môi trường có bổ sung 2% oligochhitosan thích hợp cho quá trình nhân giống cấp I nấm C. militaris với thành phần bao gồm: 200g khoai tây + 20g glucose + 2.5g pepton + 2.5g cao nấm men + 20g agar + 1.75g oligochitosan. Môi trường nhân giống cấp II gồm: 200g khoai tây + 10% glucose + 1.25% pepton + 1.25% cao nấm men + 1% oligochitosan. Môi trường tổng hợp gồm 45g gạo lứt/bình + 10% nước dừa +10% khoai tây + 10% nhộng tươi + 1% bột đậu nành + 2% glucose + 1% B1 + 0.15% B6 + 0.05% MgSO4.7H2O + 0.025% KH2PO4 + 2% oligochitosan phù hợp cho quá trình hình thành quả thể nấm, hệ sợi phát triển nhanh, thời gian hình thành quả thể ngắn, cho số lượng quả thể nhiều, và hàm lượng dược tính cordycepin cao 308 mg/kg.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Đoàn Thị Tuyết Lê

Khoa Khoa học và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Lạc Hồng;
Tác giả liên hệ: Đoàn Thị Tuyết Lê; ĐT: 0918697967; Email: tuyetledt@lhu.edu.vn.

Tô Công Thắng

Khoa Khoa học và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Lạc Hồng

Phạm Thị Sinh

Khoa Khoa học và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Lạc Hồng

Tài liệu tham khảo

  • Chang, S.T. and Miles, P.G. (2004). Mushrooms: cultivation, nutritional value, medicinal effect, and environmental impact. 2nd ed, CRC Press,1.
  • Dong, J.Z., et al (2012). Selenium enrichment on Cordyceps militaris link and analysis on its main active components. Applied Biochemistry and Biotechnology. 166, 1215-1224.
  • Kim, G.Y., et al (2006). Water extract of Cordyceps militaris enhances maturation of murine bone marrow-derived dendritic cells in vitro. Biological and Pharmaceutical Bulletin . 29 (2), 354-360.
  • Raethong, N., et al (2020). Optimizing cultivation of Cordyceps militaris for fast growth and cordycepin overproduction using rational design of synthetic media. Elesevier. 18, 1-8.
  • Trần Thu Hà và cs (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng của nấm Đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân giống dịch thể. Khoa học và công nghệ. 58 (8).
  • Mao, X.B., et al (2005). Optimization of carbon source and carbon/nitrogen ratio for cordycepin production by submerged cultivation of medicinal mushroom Cordyceps militaris. Process Biochem. 40(5), 1667-1672.
  • Wang, L.Y., et al (2019). Dynamic Analysis of nucleosides and carbohydrates during developmental stages of Cordyceps militaris in silkworm (Bombyxmori). Journal of Aoac International. 102(3), 741-747.
  • Gao, X., et al (2000). Qian, Study on influences of abiotic factors on fruitbody differentiation of Cordyceps militaris. Acta Agriculture Shanghai. 16 (Suppl), 93-98.
  • Kontogiannatos, D., et al (2021). Biomass and cordycepin production by the medicinal mushroom Cordyceps militaris - A review of various aspects and recent trends towards the exploitation of a valuable fungus. Journal of Fungi. 7(11), 986.
  • Brown, H. E., Esher, S. K., & Alspaugh, (2020). Chitin: a "hidden figure" in the fungal cell wall. The fungal cell wall: an armour and a weapon for human fungal pathogens. Springer International Publishing, 83-111.