Hiện trạng phát triển một số cây dược liệu tại Phú Yên

Main Article Content

Hiện trạng phát triển một số cây dược liệu tại Phú Yên

Tác giả

Đinh Quốc Việt
Lê Thị Cẩm Nhung
Trần Thị Thu Hiền
Đỗ Thị Nga
Phan Thị Thùy Trang
Phan Thị Diệu
Nguyễn Thị Thanh Bình
Nguyễn Trí Quốc
Nguyễn Thị Phương Lệ Chi

Tóm tắt



Trong nghiên cứu này, hiện trạng phát triển dược liệu tại Phú Yên đã được khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, Phú Yên hiện có khoảng 1.317,48 ha diện tích đất trồng cây dược liệu. Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC.) là dược liệu đang có diện tích trồng lớn nhất với 1.200 ha ở huyện Tây Hòa. Kế đến là Dó Bầu (Aquilaria crassna Pierre, 25 ha), Bồ hòn (Sapindus saponaria L.) + Bồ kết (Gleditsia australis F. B. Forbes and Hemsl) khoảng 25 ha được trồng ở huyện Đồng Xuân, Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schumach & Thonn) với diện tích trồng là 22 ha, trồng nhiều ở huyện Đông Hòa, Dó gạch (Aquilaria bailloni, 15 ha) được trồng ở huyện Đồng Xuân; Đinh Lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms., 13,2 ha, huyện Sơn Hòa), Quế ((Cinnamomum cassia (L.) J.Presl., 11 ha, huyện Đồng Xuân), cỏ mực (Eclipta prostrata L., 4 ha), Sa nhân (Amomum villosum Lour, 2,47 ha, huyện Sơn Hòa), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Sm., 1,2 ha, huyện Đông Hòa), Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr, 0,65 ha, huyện Tây Hòa), Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl., 0,5 ha, huyện Đồng Xuân). Nhiều cây dược liệu có diện tích dưới 0,5 ha như Cà gai leo (Solanum procumbens Lour), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), Xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr), Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.), Phan tả diệp (Senna alexandrina Mill.), Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.)Nees.), Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don),... cũng đang được trồng ở huyện Đông hòa. Trong đó, cây dược liệu như rau đắng đất, Diệp hạ châu, cỏ mực, Dây thìa canh, Đinh Lăng, Sa nhân, Bồ hòn, Bồ kết,... được sử dụng để làm thuốc trong y học cổ truyền; các loại cây dược liệu khác như Dó bầu, Dó gạch, Quế chủ yếu để sản xuất tinh dầu. Tuy nhiên, để đẩy mạnh sự phát triển dược liệu một cách hợp lý đem lại lợi ích kinh tế cho người dân thì cần có sự quy hoạch vùng trồng dược liệu và xây dựng chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu tại tỉnh Phú Yên.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Đinh Quốc Việt

Trường Đại học Quy Nhơn;
Tác giả liên hệ: Đinh Quốc Việt, ĐT: 0962632985, Email: dinhquocviet@qnu.edu.vn.

Lê Thị Cẩm Nhung

Trường Đại học Quy Nhơn

Trần Thị Thu Hiền

Trường Đại học Quy Nhơn

Đỗ Thị Nga

Khoa kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Phan Thị Thùy Trang

Trường Đại học Quy Nhơn

Phan Thị Diệu

Trường Đại học Quy Nhơn

Nguyễn Thị Thanh Bình

Trường Đại học Quy Nhơn

Nguyễn Trí Quốc

Trường Cao đẳng Công thương Miền trung

Nguyễn Thị Phương Lệ Chi

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

  • HerbEco (2023a). Thảo dược HerbEco. Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung, Đông Hòa, Phú Yên. Retrieved from https://herbeco.vn/
  • HerbEco (2023b). Dược liệu miền Trung. Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung, Đông Hòa, Phú Yên. Retrieved from https://herbeco.vn/pages/duoc-lieu-mien-trung
  • Lê Thị Tuyết Anh và cộng sự (2017). Nghiên cứu quy trình nhân giống nhân sâm Phú Yên (abelmoschus sagittifolius Kurz) bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng khảo nghiệm theo tiêu chuẩn GACPWHO). Đề tài cấp tỉnh Phú Yên.
  • Nguyễn Trần Vũ và cộng sự (2021). Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro và bảo tồn loài dược liệu quý cây Cam Thảo Đá Bia (Telosma procumbens) tại tỉnh Phú Yên. Đề tài cấp tỉnh Phú Yên.
  • Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên (2022). Tình hình sản xuất và chế biến cây dược liệu đang trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, 2022.
  • Trần Công Danh và cộng sự (2013). Nghiên cứu, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên và xây dựng bản đồ Nguy cơ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Lộ đoạn từ Phú Mỡ đến hạ lưu. Đề tài cấp tỉnh Phú Yên.
  • Thái Hà (2013). Trung tâm dược liệu thu hút khách tham quan. Báo Phú Yên Online. Retrieved from https://baophuyen.vn/141/106273/trung-tam-duoc-lieu-thu-hut-khach-tham-quan.html
  • Trương Hùng Mỹ và cộng sự (2016). Nghiên cứu nhân giống vô tính và trồng thử nghiệm cây cà gai leo (Solanum procumbens Lour) tại Phú Yên. Đề tài cấp tỉnh Phú Yên.
  • Thủ tướng Chính phủ (2021a). Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3/2021 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  • Thủ tướng Chính phủ (2021b). Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3/2021 về việc Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030.
  • UBND tỉnh Phú Yên (2015). Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 25/03/2015 về việc về việc phê duyệt đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
  • UBND tỉnh Phú Yên (2018). Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 14/6/2018 bổ sung danh mục các nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
  • UBND tỉnh Phú Yên (2020). Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2020 về việc Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
  • Tran, T.B., Hoang, X.L., Bui, N.D., Bui, T.H., Sangmi, E., Bui, H.Q., Do, V.H., Nuraliev, M., Kuznetsov, A., Kuznetova, S. and Rodda, M. (2018). Jasminanthes tuyetanhiae (Apocynaceae, Asclepiadoideae), a New Species from Vietnam, and J. pilosa New for Vietnam. Annales Botanici Fennici, 55(1-3), pp.163–169. doi:https://doi.org/10.5735/085.055.0121.