Hiệu quả của một số biện pháp quản lý cỏ dại trong vườn cà phê vối giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Đắk Lắk
Main Article Content
Hiệu quả của một số biện pháp quản lý cỏ dại trong vườn cà phê vối giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Đắk Lắk
Tóm tắt
Cà phê vối là một trong những loại cây trồng chủ lực tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của Việt Nam nói chung. Sự cạnh tranh của cỏ dại trong quá trình sinh trưởng và phát triển là một trong những yếu tố hạn chế làm chậm quá trình trưởng thành của cây cà phê và có thể làm giảm 24 - 92% năng suất của cây cà phê. Tuy nhiên, nếu được quản lý tốt, cỏ dại có thể góp phần bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất trồng, tăng đa dạng sinh học, giúp cây cà phê vối sinh trưởng và phát triển bền vững. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả quản lý cỏ của một số biện pháp phòng trừ cỏ và đánh giá ảnh hưởng của những biện pháp này đến hóa tính đất trồng và sinh trưởng của cây cà phê vối giai đoạn kiến thiết cơ bản. Một thí nghiệm gồm 6 công thức (CT1: đối chứng, không làm cỏ; CT2: phát cỏ cách gốc 5 - 10 cm định kỳ 30 ngày/lần + che phủ mặt đất bằng thân xác cỏ; CT3: trồng lạc dại + làm cỏ 30 NSTN; CT4: trồng đậu xanh + làm cỏ 30 NSTN; CT5: trồng ngô + làm cỏ 30 NSTN; CT6: phun thuốc trừ cỏ Amet super 80WP (Ametryn 800 g/kg), 3 kg/ha), 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đã được thực hiện trong vườn cà phê vối năm thứ hai trồng trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk. Kết quả thí nghiệm cho thấy tại thời điểm 90 NSTN, biện pháp phát cỏ cách gốc 5 - 10 cm định kỳ 30 ngày/lần + che phủ mặt đất bằng thân xác cỏ (CT2) tuy hiệu quả quản lý cỏ không đạt cao nhất (chỉ 67,9%) nhưng lại có ảnh hưởng tốt nhất đến hóa tính đất trồng (pHKCl, OM%, N%, Ndt và P2O5dt) và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê (đường kính gốc, số cặp cành cơ bản, chiều dài cành và số đốt/cành). Trong thời gian tới, cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá tác động lâu dài của biện pháp này đến năng suất, chất lượng của cà phê nhân và đến sức khỏe của đất trồng.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016). Quy trình Tái canh cây cà phê vối.
- Cục Bảo vệ thực vật (2010). Cây Cà phê - Coffea arabica Limmaeus, Coffea robusta Chev. Danh lục Sinh vật hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam (điều tra năm 2006 - 2010), 332-393. Hà Nội, NXB Nông nghiệp.
- Phan Việt Hà, Đào Thị Lan Hoa, Mai Xuân Thông, Đặng Thị Thắm (2021). Sổ tay quản lý cỏ dại tổng hợp trong vườn cà phê. http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/thu-vien-khuyen-nong/thu-vien/ so-tay-quan-ly-tong-hop-co-dai-trong-vuon-ca-phe_t114c143n21189, truy cập ngày 20/09/2022.
- Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000, 2003), Cây cỏ Việt Nam, quyển 1-3, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ.
- Trần Văn Khởi, Lê Văn Đức, Đặng Bá Đàn, Nguyễn Văn Thường, Đào Thị Lan Hoa, Đinh Thị Lã Chúc, Nguyễn Viết Khoa (2018). Kỹ thuật sản xuất cà phê vối bền vững và tái canh cà phê vối. Hà Nội, NXB Nông nghiệp.
- Suk Jin Koo, [Yong Woong Kwon], Dương Văn Chín, [Hoàng Anh Cung], Hoàng Việt, Hồ Lệ Thi, Đỗ Thị Kiều An, Trần Vũ Phến, Nguyễn Xuân Hòa, Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Vĩnh Trường & Nguyễn Văn Liêm (2022), Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam - Common weeds in Vietnam (Xuất bản lần 3 - Third edition), Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Nông nghiệp.
- Hồ Minh Sĩ (1974), Cỏ dại tại Nam Việt Nam.
- Tổng cục thống kê (2021). Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021. Hà Nội, NXB Thống kê.
- UBND tỉnh Đắk Lắk (2022). Đánh giá kết quả thực hiện tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020, kết quả tái canh cà phê năm 2021 và Kế hoạch tái canh cà phê năm 2022. Đắk Lắk.
- Andreasen, C., Hansen, C. H., Charlotte, M. & Kjær-Pedersen, N. (2002). Regrowth of weed species after cutting. Weed Technology, 16(4), 873-879.
- Bersisa, H., Wagari, A. & Ishetu, T. (2021). Survey of weed flora composition in coffee (Coffea arabica L.) growing areas of East Ethiopia. International Journal of Food Science and Agriculture, 5(3), 421-429.
- Devasenapathy, P., Ramesh, T. & Gangwar, B. (2008). Efficiency indices for agriculture management research. India: New Indian Publishing Agency.
- Faria, J. C.; Schaefer, C. E. R.; Ruiz, H. A. & Costa, L. M. (1998). Effects of weed control on physical and micro pedo logical properties of Brazilian Ultisol. Revista Brasileira de Ciência do Solo, 22, 731- 741.
- Gitonga, N. M., Shisanya, C. A., Hornetz, B. & Maingi, J. M. (1999). Nitrogen fixation by Vigna radiata L. Wilczek in pure and mixed stands in SE-Kenya. Symbiosis, 27(4), 239-250.
- Habtamu, Deribe (2018). Review on effect of weed on coffee quality yield and its control measures in Southwestern Ethiopia, International Journal of Research Studies in Agricultural Sciences, 4(10),7-16.
- Lemes, L., Carvalho, L., Souza, M. & Alves, P. L. (2010). Weed interference on coffee fruit production during a four-year investigation after planting. African Journal of Agricultural Research, 5(10), 1138-1143.
- Mekonnen, M., Wariyo, A., Ge/tsadik, W., Eshetu, T. (2018).The effect of integrated weed management methods on growth and yields of Arabica coffee at Awada, Southern Ethiopia, International Journal of Research Studies in Agricultural Sciences, 4(5),11-16.
- Njoroge, J. M. (1994). Weeds and weed control in coffee. Experimental Agriculture, 30(4), 421-429.
- Radosevich, S. R., Holt, J. S. & Ghersa, C. M. (2007). Ecology of weeds and invasive plants. USA, John Wiley & Son Inc. Publication.
- Ronchi, C., Silva A. (2006). Effects of weed species competition on the growth of young coffee plants. Planta Daninha, 24, 415–423.
- Schonbeck, M. (2011). Principles of sustainable weed management in organic cropping systems. Paper presented at the Workshop for farmers and agricultural professionals on sustainable weed management, Clemson, SC, USA.
- Setiyonoa, T. D., Walters, D. T., Cassmana, K. G., Witt, C., Dobermann, A. (2010). Estimating maize nutrient uptake requirements. Field Crops Research, 18(2), 158-168.
- Tadesse, Eshetu and Tesfu, Kebede. (2015). Effect of weed management methods on yield and physical quality of coffee at Gera Jimma zone, South West Ethiopia. Journal of Resources Development and Management, 11, 82-89.