Thành phần hoá học, khả năng kháng oxy hoá, kháng viêm, ức chế ɑ-amylase và ɑ-glucosidase của tinh dầu húng quế (Ocimum basilicum L.), được trồng tại Đắk Lắk

Main Article Content

Thành phần hoá học, khả năng kháng oxy hoá, kháng viêm, ức chế ɑ-amylase và ɑ-glucosidase của tinh dầu húng quế (Ocimum basilicum L.), được trồng tại Đắk Lắk

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh
Trần Thị Kim Thi
Đoàn Mạnh Dũng
Nguyễn Hữu Kiên

Tóm tắt

Tinh dầu húng quế chứa nhiều thành phần khác nhau như các hợp chất terpenoid, phenol, sterol với các hoạt tính sinh học đa dạng (kháng oxy hóa, kháng ung thư, kháng viêm, bền thành mạch, ức chế hình thành cục máu đông, ức chế vi sinh vật). Tuy nhiên, các hoạt tính này phụ thuộc nhiều vào thành phần các hợp chất có trong tinh dầu húng quế. Trong nghiên cứu này, cây húng quế có hoa được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để tách tinh dầu ở các nồng độ NaCl từ 0 - 10%. Hàm lượng estragole trong tinh dầu húng quế thu được cao nhất ở điều kiện chưng cất với NaCl 4 - 8%. Khả năng dập tắt các gốc tự do (DPPH* và ABTS*+), kháng viêm (bảo vệ albumin không bị biến tính và ức chế xanthine oxidase), ức chế ɑ-amylase và ɑ-glucosidase của tinh dầu húng quế được chưng cất với NaCl cao hơn so với không có NaCl với các thử nghiệm trong nghiên cứu này.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Thanh

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh, ĐT: 0906198158; Email: ntthanh@ttn.edu.vn.

Trần Thị Kim Thi

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Đoàn Mạnh Dũng

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Hữu Kiên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Trần Thanh Quỳnh Anh, Đỗ Thị Bích Thuỷ, Võ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Vân Anh (2020). Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tách, chiết, khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của tinh dầu cây húng quế (Ocimum basilicum L.) ở Thừa Thiên Huế. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc 2020, trang: 238-243
  • Abhay K. P., Pooja Singh, Nijendra N.T. (2014). Chemistry and bioactivities of essential oils some Ocimum species: an overview. Asian Pacific Journal of tropical biomedicine, 4(9), pp: 682-694. Doi: 10.12980/APJTB.4.2014C77.
  • Bộ Y tế (2018). Dược Điển Việt Nam V, vol. 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Chinelo Ezeani, Ifeoma Ezinyi, Theophine Okoye and Charles Okoli. (2017). Ocimum basilicum extract exhibits antidiabetic effects via inhibition of hepatic glucose mobilization and carbohydrate metabolizing enzymes. Journal of intercultural Ethnopharmacology. Doi: 10.5455/jice.2016229054825.
  • Christophe Wiart (2018). Medicinal plants in Asia for metabolic syndrome. Taylor and Francis, CRC Press, NY
  • Sarfaraz Khan Marwat, Fazal-Ur-Reiman, Muhannad Shoaib Khan, Said Ghulam, Naveed Anwar, Ghulam Mustafa and Khalid Usman (2011). Review: Phytochemical constituents and pharmacological activities of sweet Basil - Ocimum basilium L. (Lamiaceae). Asian Journal of chemistry, vol. 23, No. 9(2011), pp: 3773-3782.
  • Nguyen Van Quan, La Hoang Anh, Vu Quang Lam, Takami A., Teschke R. Tran Dang Khanh and Tran Dang Xuan (2022). Anti-diabetes, anti-gout, and anti-leukemia properties of essential oils from Natural spices Clausena indica, Zanthoxylum rhetsa, and Michelia tonkinensis. Molecules 2022, 27, 774. Doi: 10.3390/molecules27030774.
  • Tang, G. M., Shi Y.T., Gao W., Li M.N., Li P. Yang H. (2020). Comparative analysis of volatile consitutents in Root tuber and Rhizome of Curcuma longa L. Using fingerprints and Chemometrics approaches on Gas Chromatography-Mass Spectrometry. Molecules, vol. 27, no. 3196.
  • Trần Quốc Tuấn, Lê Thị Oanh, Đinh Minh Hiệp và Ngô Đại Nghiệp (2014). Chuẩn hóa mô hình sàng lọc in vitro các hợp chất kháng viêm dựa trên khả năng ức chế biến tính albumin bò do nhiệt. Tạp chí khoa học và công nghệ, vol. 52, pp. 532-538.
  • Urszula Złotek, Kamila R.T., Monika M.M. Sikora M. and Jakubczyk A. (2020). Potential Acetylcholinesterase, Lipase, ɑ-Glucosidase, and ɑ-Amylase Inhibitory Activity, as well as Antimicrobial Activities, of Essential Oil from Lettuce Leaf Basil (Ocimum basilicum L.) Elicited with Jasmonic Acid. Applied Science, 2020, 10,4315, Doi: 10..3390/app10124315.