Sàng lọc và tuyển chọn xạ khuẩn sinh tổng hợp chitinase được phân lập từ đất ở Vườn Quốc gia Yok Dôn
Main Article Content
Sàng lọc và tuyển chọn xạ khuẩn sinh tổng hợp chitinase được phân lập từ đất ở Vườn Quốc gia Yok Dôn
Tóm tắt
Để phát triển tác nhân sinh học mới cho canh tác nông nghiệp, chúng tôi tập trung vào xạ khuẩn có nguồn gốc ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có khả năng tổng hợp chitinase. Trong nghiên cứu này, từ 20 mẫu đẫt thu nhận ở vườn quốc gia Yok Đôn, 13 chủng xạ khuẩn có hoạt độ chitinase cao nhất đã được tuyển chọn từ 48 chủng sinh chitinase đã được phân lập với hoạt độ chitinase 0,781-3,836 (U/mg protein). Protein thô chứa chitinase thu nhận được từ quá trình nuôi cấy của 13 chủng trên đều có khả năng ức chế nảy mầm của bào tử nấm Phytophthora sp. và Fusarium sp. trong điều kiện in vitro.. Trong số 13 chủng xạ khuẩn tiềm năng, hai xạ khuẩn đã được định danh là Streptomyces cellostaticus AYS-17 và Streptomyces triostinicus AYS-22. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng xạ khuẩn sinh chitinase trong đối kháng nấm gây bệnh cây trồng và an toàn với sức khỏe con người.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thị Diệu Hạnh, Hứa Trường Chinh , Đặng Bích Ngân, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Ngọc Ẩn, Phạm Tấn Việt (2021). Phân lập và tuyển chọn xạ khuẩn có khả năng sinh các hợp chất có hoạt tính cao. Journal of Science and Technology-IUH, 53(05).
- Phạm Hồng Hiển, Đào Ngô Tú Quỳnh, Nguyễn Thị Diệu Hương, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Phùng Quang Tùng, Bạch Thị Điệp, Nguyễn Xuân Cảnh (2019). Tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm của chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora gây bệnh trên một số loại cây ăn quả. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 12, 109.
- Lê Minh Tường, Ngô Thị Kim Ngân (2014). Phân lập và xác định khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh đốm vằn trên lúa. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 4, 113-119.
- Vietnamplus (2022). Việt Nam hiện vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất. Trích dẫn từ: https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-hien-van-la-quoc-gia-san-xuat-va-xuat-khau-ho-tieu-lonnhat/828427.vnp. [2022/11/2022]
- Chernin, L. S., De La Fuente, L., Sobolev, V., Haran, S., Vorgias, C. E., Oppenheim, A. B., & Chet, I. (1997). Molecular cloning, structural analysis, and expression in Escherichia coli of a chitinase gene from Enterobacter agglomerans. Applied and environmental microbiology, 63(3), 834-839.
- Bhattacharya, D., Nagpure, A., & Gupta, R. K. (2007). Bacterial chitinases: properties and potential. Critical reviews in biotechnology, 27(1), 21-28.
- Lu, Y., Wang, N., He, J., Li, Y., Gao, X., Huang, L., & Yan, X. (2018). Expression and characterization of a novel chitinase with antifungal activity from a rare actinomycete, Saccharothrix yanglingensis Hhs. 015. Protein Expression and Purification, 143, 45-51.
- Swiontek Brzezinska, M., Jankiewicz, U., & Lisiecki, K. (2013). Optimization of cultural conditions for the production of antifungal chitinase by Streptomyces sporovirgulis. Applied biochemistry and microbiology, 49(2), 154-159.
- Tran, D. M., Sugimoto, H., Nguyen, D. A., Watanabe, T., & Suzuki, K. (2018). Identification and characterization of chitinolytic bacteria isolated from a freshwater lake. Bioscience, biotechnology, and biochemistry, 82(2), 343-355.
- Tran, D. M., Huynh, T. U., Nguyen, T. H., Do, T. O., Tran, T. P. H., Nguyen, Q. V., & Nguyen, A. D. (2022a). Soil microbiome dataset from Yok Don national park in the Central Highlands region of Vietnam. Data in Brief, 40, 107798.
- Tran, D. M., Huynh, T. U., Nguyen, T. H., Do, T. O., Pentekhina, I., Nguyen, Q. V., & Nguyen, A. D. (2022b). Expression, purification, and basic properties of a novel domain structure possessing chitinase from Escherichia coli carrying the family 18 chitinase gene of Bacillus velezensis strain RB. IBE29. Molecular Biology Reports, 1-8.
- Yang, C. J., Huang, T. P., & Huang, J. W. (2021). Field Sanitation and Foliar Application of Streptomyces padanus PMS-702 for the Control of Rice Sheath Blight. The Plant Pathology Journal, 37(1), 57.
- Yuan, W. M., & Crawford, D. L. (1995). Characterization of Streptomyces lydicusWYEC108 as a potential biocontrol agent against fungal root and seed rots. Applied and Environmental Microbiology, 61(8), 3119-3128.