Đánh giá khả năng trồng nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus hybrid) trên bã atiso từ công nghệ sản xuất cao atiso tại Tây Nguyên

Main Article Content

Đánh giá khả năng trồng nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus hybrid) trên bã atiso từ công nghệ sản xuất cao atiso tại Tây Nguyên

Tác giả

Trần Thị Nhung
Lê Minh Trọng
Tạ Thiên Anh
Lê Viết Ngọc
Nguyễn Thị Mộng Điệp
Trương Bình Nguyên
Nguyễn Hữu Kiên

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus hybrid) trên nền cơ chất có chứa bã thải atiso từ công nghệ sản xuất cao atiso tại Đà Lạt, theo phương pháp sốc nhiệt không qua hấp thanh trùng. Kết cấu dạng sợi nén chặt, hàm lượng nitơ cao và độ ẩm trên 85% của bã thải atiso đã được cải thiện bằng cách phối trộn với bã mía của nhà máy mía đường theo tỷ lệ 7:3 (CCPT7:3) với các chỉ số về ẩm độ là 75%, nitơ là 1,6%, carbon 34,6%. Trên nền cơ chất này, nấm bào ngư tím có thời gian thu hoạch lần đầu 42,3 ngày; hiệu suất sinh học (BE) đạt 80,1%. Hình thái quả thể hoàn toàn tương đồng với quả thể nấm cùng loại trên thị trường. Nấm trồng trên cơ chất CCPT7:3 có hàm lượng protein tổng (35,5 %) cao hơn rõ rệt so với nấm trồng trên bã mía (26,2%); trong khi đó, hàm lượng lipid tổng số, carbonhydrat tổng số và năng lượng lại thấp hơn so với chủng nấm thương phẩm. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề hướng tới việc nghiên cứu và xây dựng quy trình trồng nấm trên bã thải atiso tại Tây Nguyên.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Nhung

Trường Đại học Đà Lạt

Lê Minh Trọng

Trường Đại học Đà Lạt

Tạ Thiên Anh

Công ty CP công nghệ nông nghiệp tuần hoàn TTC

Lê Viết Ngọc

Trường Đại học Đà Lạt

Nguyễn Thị Mộng Điệp

Trường Đại học Quy Nhơn

Trương Bình Nguyên

Trường Đại học Đà Lạt

Nguyễn Hữu Kiên

Khoa Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Kiên; ĐT: 0388345725; Email: nhkien@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Ahmad Zakil, F., Muhammad Hassan, K. H., Mohd Sueb, M. S., & Isha, R. (2020). Growth and yield of Pleurotus ostreatus using sugarcane bagasse as an alternative substrate in Malaysia. Energy Security and Chemical Engineering Congress, Series: Materials Science and Engineering, 736.
  • Desisa, B., Muleta, D., Dejene, T., Jida, M., Goshu, A., Negi, T., Martin-Pinto, P. (2024). Utilization of local agro-industrial by - products based substrates to enhance production and dietary value of mushroom (P. ostreatus) in Ethiopia. World Journal of Microbiology and Biotechnology (2024) 40:277. DOI: 10.1007/s11274-024-04062-3.
  • Hoa H. T., Wang C. L., Wang C. H. (2015). The effects of different substrates on the growth, yield, and nutritional composition of two oyster mushrooms (Pleurotus ostreatus and Pleurotus cystidiosus). Mycobiology 43(4): 423–434. DOI: 10.5941/MYCO.2015.43. 4.423.
  • Hossain M. M. (2018). Effect of different substrates on yield of Pleurotus ostreatus mushroom. Environment and Ecology 36 (1A): 312-315.
  • Kong W.S. (2004). Description of Commercially Important Pleurotus Species. In: Choi, K.W., Ed., Mushroom Growers' Handbook 1: Oyster Mushroom Cultivation, MushWorld, Seoul, 54-61.
  • Khan M. A. and Tania M. (2012). Nutritional and Medicinal Importance of Pleurotus Mushrooms: An Overview. Food Reviews International 28 (3): 313-329. DOI: 10.1080/87559129.2011.637267.
  • Lê Vĩnh Thúc và cộng sự (2015). So sánh một số loại cơ chất tiềm năng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sạjor-caju) ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, phần B: Nông nghiệp, thủy sản và Công nghệ sinh học: 39(2015), 36:43.
  • Mokhena T.C., Mochane M.J., Motaung T.E., Linganiso L.Z., Thekisoe O.M., Songca S.P. (2018). "Sugarcane bagasse and cellulose polymer composites", Sugarcane - Technology and Research, DOI: 10.5772/intechopen.71497.
  • Naraian R, Sahu RK, Kumar S et al (2009). Influence of different nitrogen rich supplements during cultivation of Pleurotus florida on corn cob substrate. Environmentalist 29:1–7. https://doi.org/10.1007/s10669-008-9174
  • Potenza M., Bergamonti L., Lottici P. P., Righi L., Lazzarini L., Graiff C. (2022). Green Extraction of Cellulose Nanocrystals of Polymorph II from Cynara scolymus L.: Challenge for a "Zero Waste" Economy. Crystals 2022, 12(5): 672. DOI: 10.3390/ cryst12050672.
  • Rajarathnam, S.; Bano, Zakia; Miles, Philip G. (1987). Pleurotus smushrooms. part I A. morphology, life cycle, taxonomy, breeding, and cultivation. C R C Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 26(2), 157–223. doi:10.1080/10408398709527465
  • Sánchez C. (2017). Reactive oxygen species and antioxidant properties from mushrooms. Synthetic and Systems Biotechnology 2 (1): 13-22. DOI: 10.1016/j.synbio.2016. 12.001.
  • Shambhu Katel, Honey Raj Mandal and Rohit Sharma (2022). Oyster Mushroom Cultivation. Agriculture Sciences, chapter 3, 39:56.
  • Trương Bình Nguyên và cộng sự (2019). Khảo sát trồng nấm trên cơ chất lên men. Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, Số 2(99), 93-99.