Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Main Article Content

Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Tác giả

Chu Thị Giang Thanh
Lê Thị Thảo

Tóm tắt

Hậu môn nhân tạo (HMNT) là một phẫu thuật trên đường tiêu hóa, là lỗ mở chủ động ở ruột ra ngoài thành bụng để cho phân và hơi đi qua, thay thế cho hậu môn thật. Bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Việc thích nghi với đặc điểm mới của cơ thể và biết cách chăm sóc HMNT tốt là một thách thức lớn đối với người bệnh. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu: khảo sát kiến thức tự chăm sóc HMNT của bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên; và đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc HMNT của các đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Nghiên cứu giả thực nghiệm được thực hiện trên 90 bệnh nhân sau phẫu thuật mở HMNT, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu. Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về HMNT trước can thiệp là 21,1%; sau can thiệp là 64,4%. Điểm trung bình kiến thức trước can thiệp là 10,71 + 2,93; sau can thiệp là 14,44 + 2,32, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Chu Thị Giang Thanh

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Chu Thị Giang Thanh; ĐT: 0935984749; Email: ctgthanh@ttn.edu.vn.

Lê Thị Thảo

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa - chuyên khoa phẫu thuật tiêu hóa và phẫu thuật nội soi. Quyết định 201/QĐ-BYT.
  • Vũ Thị Mai Hoa, Trần Thúy Hạnh, Trương Thị Thu Hương và cộng sự (2021). Đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc HMNT của người bệnh tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Bạch Mai năm 2018. Tạp chí Y học lâm sàng, 122, 41-48.
  • Lê Thị Hoàn, Patricia Messmer, Trần Thiện Trung (2013). Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc HMNT. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(4), 209-216.
  • Phạm Thị Huế, Lê Đăng Trung, Lê Thị Thúy Nga và cộng sự (2020). Đánh giá thực trạng người bệnh tự chăm sóc HMNT. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 15, 259-264.
  • Lê Văn Khoa (2021). Nhiều người Việt mắc bệnh về tiêu hóa. Truy cập tại: https://medlatec.vn/tin-tuc/nhieu-nguoi-viet-mac-benh-ve-tieu-hoa-s173-n22178
  • Võ Thị Thanh Tuyền (2019). Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có HMNT tại Bệnh viện miền Nam Việt Nam. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(5), 218-223.
  • Abdulmutalib, I. A. M., Nagshabandi, E. A. A., & Alansari, S. K. A. (2018). Effect of an Educational Protocol on Knowledge and Self-Care Practices among Patients with the Intestinal Ostomy. American Journal of Nursing Research,, 6(6), 553-561. doi:10.12691/ajnr-6-6-25
  • Almanzalawi, H. A. I. (2020). Effect of Self-Management Program on the Patient' Knowledge and Practice Regarding Stoma Care. Assiut Scientific Nursing Journal, 8(23), 55-66
  • Abdelmohsen, S. A. (2020). Effectiveness of Structured Education on Patient's Knowledge and Practice Regarding Colostomy Care. Asia Pac J Oncol Nurs, 7(4), 370-374. doi:10.4103/apjon.apjon_24_20
  • Burch, J. (2022). "The community nurse and stoma care", British Journal of Community Nursing, 27(4).
  • Din, S. K., Yaqoob, A., Perveen, K. et al (2022). Knowledge of Patients Regarding Self Care Practice with Permanent Colostomy in a Tertiary Care Hospital in Lahore, Pakistan. P J M H S, 16(2), 299 -301. doi:10.53350/pjmhs22162299
  • Elesawy, F. M., Abdelrhman, S. H. M., & Hamad, A. H. (2022). Effect of Educational Program on Self-efficacy and Peristomal Skin Complications for Patients with Permanent Colostomy. Egyptian Journal of Health Care, 13(2), 1726-173
  • El-Rahman, W. A. A., Mekkawy, M. M., Sayed, S. Y. et al (2020). Effect of Nursing Instructions on Self Care for Colostomy Patients. Assiut Scientific Nursing Journal, 8(23), 96-105.
  • Herawati, L., Nasution, S. S., & Asrizal (2019). The influence of education about stoma on self care ability in patients with colostomy. International Journal of Current Research, 11(1), 5556 - 5559. doi:10.24941/ijcr.36002.07.2019
  • Ngo, T. D., Hawks, M., Nguyen, T. T. T. et al (2023). Self-care knowledge in patients with intestinal stomas in a selected hospital in the south of Viet Nam: A descriptive cross-sectional study. Belitung Nurs J, 9(4), 331-338. doi:10.33546/bnj.2711
  • Ostomy Canada Society (2024). Ostomy Canada Magazine. Available from: https://www.ostomycanada.ca/resources/ostomy-canada-magazine/
  • Sabea, M. T. M., & Shaqueer, T. T. (2021). Effect of Self-Care Program for Patients Using Colostomy at Mansoura City. The Malaysian Journal of Nursing, 12(3). doi:10.31674/mjn.2021.v12i03.009
  • Shanmugam, R. S., & AnanDhi, D. (2016). Assess the Knowledge, Attitude and Practice on Ostomy Care Among Ostomates Attending Stoma Clinic. Asia Pacific Journal of Research, I(XXXVII), 201 -203.
  • United Ostomy Associations of America [UOAA] (2024). UOAA website. Available from: https://www.ostomy.org/living-with-an-ostomy/