Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth)

Main Article Content

Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth)

Tác giả

Mai Quốc Quân
Dương Nguyễn Phương Dung
Đặng Thị Ngọc Hằng
Hồ Nhật Được
Nguyễn Thị Huyền

Tóm tắt

Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth) là một trong những loại dược liệu quý có phân bố hạn hẹp ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Với mục tiêu bảo tồn và tạo nguồn giống cây Chân danh hoa thưa với số lượng lớn, chúng tôi tiến hành xác định nồng độ chất khử trùng, thời gian khử trùng thích hợp và nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng nhằm góp phần xây dựng quy trình nuôi cấy in vitro cây Chân danh hoa thưa. Các thí nghiệm sử dụng môi trường MS (Murashige and Skoog) cải tiến bổ sung đường sucrose 30g/L, agar 7g/L và vitamin Morel. Kết quả nghiên cứu cho thấy khử trùng mẫu bằng NaClO 30% trong thời gian 15 phút đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất, tỉ lệ mẫu sống không nhiễm đạt 76,67%. Môi trường MS bổ sung 1,5 mg/L BA cho hiệu quả 100% số mẫu phát sinh chồi với số lượng 5,04 chồi/mẫu sau 60 ngày nuôi cấy, số lá/cụm chồi đạt 19,88 lá, chiều cao chồi đạt 27,91 mm, trọng lượng tươi 0,50g. Môi trường MS bổ sung 1,5 mg/L IBA cho hiệu quả tạo rễ cao nhất với số lượng rễ trung bình 10,98 rễ và chiều dài rễ trung bình đạt 73,47 mm.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Mai Quốc Quân

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên
Tác giả liên hệ: Mai Quốc Quân; ĐT: 0949683377; Email: mqquan@ttn.edu.vn.

Dương Nguyễn Phương Dung

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên

Đặng Thị Ngọc Hằng

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên

Hồ Nhật Được

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Huyền

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Đỗ Huy Bích, Đặng Hoàng Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyền Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Vãn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
  • Nguyễn Trọng Chung, Lê Hùng Tiến, Phạm Văn Năm và Đào Thị Châu (2022). Thực trạng phát triển dược liệu và công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc tại tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 62, tr 27-35.
  • Nguyễn Anh Dũng, Lê Thừa Hoài Sơn, Mai Quốc Quân, Hồ Nhật Được, Trương Hồng Hà (2022). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus) bằng phương pháp giâm cành. Kỷ yếu Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2022, tr 862-867.
  • Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển (2001). Vi nhân giống phong lan nhóm Dendrobium trên quy mô công nghiệp, nhân giống in vitro. Tạp chí Khoa học Công nghệ, 1: 1- 9.
  • Hồ Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Thoa, Lê Văn Phúc (2019). Ảnh hưởng của loại hóa chất, nồng độ hóa chất và thời gian khử trùng đến kết quả tạo mẫu sạch Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata). Tạp chí khoa học, số 36, tr 94-101.
  • Chang C. & Chang W. (2000). Micropropagation of Cymbidium ensifolium var. Misericors through callus-derived rhizomes. In vitro cellular and developmental biology – plant, 36(6): 517-520.
  • Kali, B.; Bekkuzhina, S.; Tussipkan, D.; Manabayeva, S (2024). A First Approach for the In Vitro Cultivation, Storage, and DNA Barcoding of the Endangered Endemic Species Euonymus koopmannii. Plants 2024, 13, 2174.
  • Morel, G. and Wetmore, R.M. (1951). Fern Callus Tissue Culture. American Journal of Botany, 38, 141-143.
  • Murashige, T. and Skoog, F. (1962). A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures. Plant Physiology, 15, 473-497.
  • Quang Vinh Nguyen, Ngoc Hung Nguyen, San-Lang Wang, Van Bon Nguyen, Anh Dzung Nguyen (2017). Free radical scavenging and antidiabetic activities of Euonymus laxiflorus Champ. extract. Res. Chem. Intermed; 43:5615–5624.
  • Thammina, C., He, M., Lu, L., Cao, K., Yu, H., Chen, Y., Tian, L., Chen, J., McAvoy, R., Ellis, D., Zhao, D., Wang, Y., Zhang, X., & Li, Y. (2011). In Vitro Regeneration of Triploid Plants of Euonymus alatus 'Compactus' (Burning Bush) from Endosperm Tissues. HortScience horts, 46(8), 1141-1147.
  • Van Bon Nguyen, San-Lang Wang, Anh Dzung Nguyen, Thi Phuong Khanh Vo, Li-Jie Zhang, Quang Vinh Nguyen, Yao-Haur Kuo (2017). Isolation and identification of novel α amylase inhibitors from Euonymus laxiflorus Champ. Research on Chemical Intermediates, vol. 44, pp. 1411-1424.
  • Van Bon Nguyen, San-Lang Wang, Anh Dzung Nguyen, Zhi-Hu Lin, Chien Thang Doan, Thi Ngoc Tran, Hung Tse Huang, Yao-Haur Kuo (2018). Bioactivity-Guided Purification of Novel Herbal Antioxidant and Anti-NO Compounds from Euonymus laxiflorus Champ. Molecules, vol. 24, no. 1, p. 120.
  • Van Bon Nguyen, San-Lang Wang, Thi Hanh Nguyen, Minh Trung Nguyen, Chien Thang Doan, Thi Ngoc Tran, Zhi-Hu Lin, Quang Vinh Nguyen, Yao-Haur Kuo, Anh Dzung Nguyen (2018). Novel Potent Hypoglycemic Compounds from Euonymus laxiflorus Champ, and Their Effect on Reducing Plasma Glucose in an ICR Mouse Model. Molecules, 2018 Aug 2; 23(8):1928, doi: 10,3390/ molecules23081928.
  • Yao-Haur Kuo, Hui-Chi Huang, Wen-Fei Chiou, Li-Shian Shi, Tian-Shung Wu, Yang-Chang Wu (2003). A novel NO-production-inhibiting triterpene and cytotoxycity of known alkaloids from Euonymus laxiflorus. Journal of Natural Products, Vol. 66, pp. 554-7.
  • Zaerr, J.B. and Mapes, M.O. (1982). Action of Growth Regulators. In: Bonga, J.M. and Durzan, D.J., Eds., Tissue Culture in Forestry, Martinus Nijhoff/Dr. W. Junk Publishers, The Hague, 231-255.