Ảnh hưởng của bổ sung bã bia tươi đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của dê lai Bách Thảo

Main Article Content

Ảnh hưởng của bổ sung bã bia tươi đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của dê lai Bách Thảo

Tác giả

Hồ Nguyễn Thị Huyền Trân
Mai Thị Xoan

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung bã bia tươi đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của dê lai Bách Thảo. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên. 40 dê đực lai F1 (Boer x Bách Thảo) độ tuổi trung bình 4 tháng được phân ngẫu nhiên về 4 nghiệm thức với các mức bổ sung bã bia tươi lần lượt là 0%, 5%, 10%, 15% (tính theo %VCK). Kết quả sau 3 tháng nuôi thí nghiệm cho thấy: Tăng khối lượng tích luỹ của dê sau 3 tháng nuôi với các mức bổ sung bã bia cao hơn so với lô đối chứng lần lượt là 14,50; 15,66; 16,50 và 17,94 kg (P<0,05) và ở mức bổ sung bã bia 15% cho tăng khối lượng cao nhất (P<0,05). Về hiệu quả sử dụng thức ăn cho thấy bổ sung bã bia tươi làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (P<0,05), trong đó bổ sung ở mức 15% vật chất khô có tiêu tốn thức ăn là thấp nhất đạt 2,92 kgTA/kg tăng khối lượng.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Hồ Nguyễn Thị Huyền Trân

Khoa Chăn nuôi Thú Y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Hồ Nguyễn Thị Huyền Trân; ĐT: 0377777009; Email: hnthtran@ttn.edu.vn.

Mai Thị Xoan

Khoa Chăn nuôi Thú Y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Aguilera-Soto JI, R.G. Ramírez-Lozano, F. Mendez-Llorente (2008). Effect of Fermentable Liquid Diets Based on Wet Brewer's Grains on Performance and Carcass Characteristi 221 by Growing Pigs. Conference on International Research on Food Security, Natural Resource Management and Rural Development, Tropentag University of Hohenheim, 1-6.
  • Đào Xuân Tùng (2010). Nghiên cứu phương pháp chế biến bảo quản và sử dụng bã bia ủ chua trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1(ĐB x MC) ở miền Trung, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp
  • E. M. Aregheore, S. Ting (2002). A note on evaluation of wet and dry brewers' grains in concentrate supplements for growing Anglo-Nubian x Fiji local goats in the tropical environment of Samoa. J. Anim. Feed Sci, 11(4), 565-575
  • Eric Hatungimana, Tess C Stahl, and Peter S Erickson (2020). Growth performance and apparent total tract nutrient digestibility of limit-fed diets containing wet brewer's grains to Holstein heifers. Transl Anim Sci, 4(3): 1 – 12. doi: 10.1093/tas/txaa079
  • Faccenda A., Zambom M. A., Castagnara D. D., Sanches de Avila1 A., Fernandes T., Eckstein E. I., Anschau F. A., and Schneider C. R.. . 2017. Use of dried brewers' grains instead of soybean meal to feed lactating cows. Rev. Bras. Zootec, 46(1), 39–46. doi: 10.1590/s1806-92902017000100007.
  • Hayelom Znabu, Tegene Negesse, Amsalu Sisay, Mulugeta Ftiwi (2019). Effect of supplementing graded levels of wet brewery grain by-product to natural pasture hay and wheat bran based diet on the performance of Tigray highland sheep, Northern Ethiopia. J Dairy Vet Anim Res, 8(5):205‒214.
  • Luu Huu Manh, Nguyen Nhut Xuan Dung and Brian Ogle (2003). Effects of replacement of fish meal with brewery waste on the performance of growing pigs. In: Proceedings of Final National SeminarWorkshop on Sustainable Livestock Production on Local Feed Resources (Editors: Reg Preston and Brian Ogle). http://www.mekarn.org/sarec03/manhcantho1.
  • Murdock F. R., Hodgson A. S., and Riley R. E. Jr.. (1981). Nutritive value of wet brewer's grains for lactating dairy cows. J. Dairy Sci. 64:1826:1832. doi: 10.3168/jds.s0022-0302(81)82771-3.
  • Naoki Nishino, Hiroaki Harada, Ei Sakaguchi (2001). Evaluation of fermentation and aerobic stability of wet brewers' grains ensiled alone or in combination with various feeds as a total mixed ration. Journal of the Science of Food and Agriculture, 83 (6), 557 - 563.
  • Nguyễn Thùy Trinh (2022). Ảnh hưởng của các tỷ lệ bã bia trong khẩu phần lên tăng trưởng của gà bình định giai đoạn 4 - 14 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 11 (2): 115-120
  • Oluponna, J. A., J. A. Abodunwa, O. O. Adejinmi, F. O. Ogunleke, J. B Fabohunda and O.L.U bodun (2002). Performance of rabbit fed brewer's dried grain from different sources. Proceeding of 27th Annual Conf Ni Society Anim Prod (NSAP), March 17-21, 2002, Fed. Univ. of Technol. Akure, Nigeria, 239-241
  • Olorunnisomo, O. A., Ososanya, T. O. (2002). Feed intake, digestibility and nitrogen balance of West African dwarf goats fed maize offal and sorghum brewer's grains. Tropical Animal Production Investment, 5, 211-218
  • Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh hưởng của thay thế bã bia trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đến tiêu thụ dưỡng chất, tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 10, 40-49.
  • Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Lê Đình Phùng (2012). Ảnh hưởng của các mức bã bia tươi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng cái). Tạp chí khoa học Đại học Huế, 71(2), 213 – 222
  • Westendorf M. L., Wohlt J. E., (2002). Brewing by-products: their use as animal feeds. Vet Clin North Am Food Anim Pract, 18(2), 233-252.