Tình hình nhiễm cầu trùng trên bò tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Main Article Content
Tình hình nhiễm cầu trùng trên bò tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng bò tại huyện Lắk, Đắk Lắk. Qua kiểm tra 450 mẫu phân bằng phương pháp phù nổi kết quả cho thấy, đàn bò có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 28,89%. Các yếu tố về lứa tuổi, giống bò, trạng thái phân có ảnh hưởng đến bệnh cầu trùng trên bò (P<0,05). Bò < 6 tháng tuổi nhiễm cầu trùng cao nhất chiếm 38,32%, kế đến là bò từ 6 - 12 tháng tuổi 25,56% và thấp nhất ở bò >12 tháng tuổi (13,33%). Giống bò Vàng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 31,73% cao hơn so với bò lai (20,23%). Bò đi phân tiêu chảy nhiễm cầu trùng (38,24%) cao hơn so với bò đi phân bình thường (20,16%). Mức độ nhiễm cầu trùng bò thể hiện ở cả 3 cường độ: cường độ 1+ chiếm 37,86%, cường độ 2+ là 28,16% và cường độ 3+ với 33,98%. Bằng phương pháp hình thái học và theo dõi thời gian sinh bào tử, nghiên cứu đã xác định được 4 loài cầu trùng gây bệnh trên bò là E. bovis (60,19%), E. subspherica (38,83%), E. zuernii (34,95%) và E. auburnensis (9,71%). Một cá thể bò có thể nhiễm nhiều loài noãn nang cầu trùng: nhiễm ghép 2 loài/ cá thể là 28,16%, 3 loài/ cá thể là 17,48% và sau cùng là 4 loài/ cá thể với 6,30%.
Article Details

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Phạm Văn Quyến, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Văn Tiến, Giang Vi Sal, Bùi Ngọc Hùng, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Hồ Ngọc Trâm và Phương Khánh Hồng (2021). Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 271, 30-38.
- Lư Ái Tiên, Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ Bảo Trân (2022). Tình hình nhiễm cầu trùng trên bò tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 29, 54-61.
- Bangoura, B., & Daugschies, A. (2018). Eimeria. Parasitic Protozoa of Farm Animals and Pets, 55–101.
- Bangoura, B., Daugschies, A., & Fuerll, M. (2007). Influence of experimental Eimeria zuernii infection on clinical blood chemistry in calves. Veterinary Parasitology, 150(1–2), 46–53.
- Cruvinel, L. B., Nicaretta, J. E., Bastos, T. de S. A., Couto, L. F. M., Dos Santos, J. B., Zapa, D. M. B., Cavalcante, A. S. de A., Cruz, B. C., Borges, D. G. L., Borges, F. de A., Soares, V. E., & Lopes, W. D. Z. (2018). Eimeria species in dairy and beef cattle of different ages in Goiás state, Brazil. Revista Brasileira de Parasitologia Veterinaria, 27(2), 169–176.
- Daugschies, A., & Najdrowski, M. (2005). Eimeriosis in cattle: Current understanding. In Journal of Veterinary Medicine Series B: Infectious Diseases and Veterinary Public Health (Vol. 52, Issue 10, pp. 417–427).
- Dong, H., Zhao, Q., Han, H., Jiang, L., Zhu, S., Li, T., Kong, C., & Huang, B. (2012). Prevalence of coccidial infection in dairy cattle in Shanghai, China. Journal of Parasitology, 98(5), 963–966.
- Eckert, J., Braun, R., Shirley, M. W., & Coudert, P. (1995). Eimeria species and strains in chickens. In Biotechnology Guidelines on Techniques in Coccidiosis Research (pp. 1–96).
- Ekawasti, F., Nurcahyo, R. W., Nashrulloh, M. F., Priyowidodo, D., & Prastowo, J. (2022). Development of a multiplex polymerase chain reaction technique for detection and discrimination of Eimeria spp. in cattle in Indonesia. Veterinary World, 15(4), 975–980.
- Kim, H. C., Choe, C., Kim, S., Chae, J. S., Yu, D. H., Park, J., Park, B. K., & Choi, K. S. (2018). Epidemiological survey on Eimeria spp. Associated with diarrhea in pre-weaned Native Korean calves. Korean Journal of Parasitology, 56(6), 619–623.
- Koreeda, T., Kawakami, T., Okada, A., Hirashima, Y., Imai, N., Sasai, K., Tanaka, S., Matsubayashi, M., & Shibahara, T. (2017). Pathogenic characteristics of a novel intranuclear coccidia in Japanese black calves and its genetic identification as Eimeria subspherica. Parasitology Research, 116(11), 3243–3247.
- Manya, P., Sinha, S. R. P., Sinha, S., Verma, S. B., Sharma, S. K., & Mandal, K. G. (2008). Prevalence of bovine coccidiosis at Patna. Journal of Veterinary Parasitology, 22(2), 73–76.
- Ola-Fadunsin, S. D., Rabiu, M., Hussain, K., Sanda, I. M., & Ganiyu, I. A. (2020). Epidemiological studies of Eimeria species of cattle in Ilorin, North-Central Nigeria. Annals of Parasitology, 66(3), 373–384.
- Nurcahyo, R. W., Ekawasti, F., Firdausy, L. W., Ninditya, V. I., Nasrulloh, M. F., Kurniawati, D. A., Haryadi, F. R., Prastowo, J., & Priyowidodo, D. (2023). Identification of bovine Eimeria species pathogenic using PCR ITS-1 in Indonesia. Biodiversitas, 24(8), 4684–4689.
- Rahaley, R. S. (1983). An Introduction to Veterinary Immunology. Australian Veterinary Journal, 60(3), 95–95.
- Sühwold, A., Hermosilla, C., Seeger, T., Zahner, H., & Taubert, A. (2010). T cell reactions of Eimeria bovis primary- and challenge-infected calves. Parasitology Research, 106(3), 595–605.