Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể gỗ gáo trắng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loài nấm ăn và nấm dược liệu

Main Article Content

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể gỗ gáo trắng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loài nấm ăn và nấm dược liệu

Tác giả

Nguyễn Đức Thắng
Lê Minh Trọng
Trương Bình Nguyên
Nguyễn Văn Giang
Hoàng Việt Bách Khoa
Nguyễn Thị Ái Minh
Bùi Thảo Nhi
Võ Lê Trung Nguyên
Nguyễn Hữu Kiên
Nguyễn Thị Thu Quyên
Nguyễn Văn Bình
Trần Văn Tiến

Tóm tắt



Thị trường nấm ăn và dược liệu ngày càng được mở rộng, điều này tạo ra nhu cầu lớn cho ngành sản xuất nấm. Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là Lâm Đồng nói riêng, đã trở thành một trong những vùng trọng điểm của cả nước về trồng nấm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sử dụng trồng nấm hiện nay chủ yếu là mùn cưa gỗ Cao su, được nhập từ địa phương khác, dẫn đến tình trạng thiếu chủ động trong sản xuất nuôi trồng. Do đó, việc tìm được nguồn nguyên liệu tại chỗ, thay thế Cao su là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của bốn loài nấm: nấm Hương (Lentinula edodes), nấm Mèo (Auricular polytricha), nấm Bào ngư (Pleurotus sajor-caju) và nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) trên giá thể gỗ Gáo trắng (Neolamarckia cadamba), một loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh được trồng trên địa bàn Lâm Đồng. Kết quả bước đầu cho thấy, tốc độ lan tơ của nấm Hương, nấm Mèo và nấm Linh chi trên giá thể gỗ Gáo trắng là bằng hoặc cao hơn so với trên giá thể Cao su. Khối lượng quả thể tươi và khô của ba loại nấm này nuôi trồng trên hai loại giá thể là tương đương nhau. Ngược lại, tốc độ lan tơ cũng như khối lượng quả thể của nấm Bào ngư mọc trên giá thể gỗ Gáo trắng lại thấp hơn trên Cao su. Kết quả nghiên cứu mở ra hướng đi mới cho mô hình kinh tế nông-lâm nghiệp kết hợp theo chuỗi kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Đức Thắng

Trường Đại học Đà Lạt

Lê Minh Trọng

Trường Đại học Đà Lạt

Trương Bình Nguyên

Trường Đại học Đà Lạt

Nguyễn Văn Giang

Trường Đại học Đà Lạt

Hoàng Việt Bách Khoa

Trường Đại học Đà Lạt

Nguyễn Thị Ái Minh

Trường Đại học Đà Lạt

Bùi Thảo Nhi

Trường Đại học Đà Lạt

Võ Lê Trung Nguyên

Trường Đại học Đà Lạt

Nguyễn Hữu Kiên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Kiên; ĐT: 0388345725; Email: nhkien@ttn.edu.vn.

Nguyễn Thị Thu Quyên

Phòng khám đa khoa Quốc Tế Việt Healthcare

Nguyễn Văn Bình

Trường Đại học Đà Lạt

Trần Văn Tiến

Trường Đại học Đà Lạt

Tài liệu tham khảo

  • Bao, Z. et al. (2020). Isolation, purification, characterization, and immunomodulatory effects of polysaccharide from Auricularia auricula on RAW264. 7 macrophages. Journal of Food Biochemistry, 44(12), e13516.
  • Bijalwan, A., et al. (2021). Growth performance of Ganoderma lucidum using billet method in Garhwal Himalaya, India. Saudi Journal of Biological Sciences, 28(5), 2709-2717.
  • Cerletti, C., et al. (2021). Edible mushrooms and beta-glucans: Impact on human health. Nutrients, 13(7), 2195.
  • Chiến, N. V. (2016). Kết quả nghiên cứu chọn và nhân giống Gáo trắng (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser) phục vụ trồng rừng kinh tế. Tạp chí KHLN, 16-26.
  • Cullen, D., & Kersten, P. (2004). The Mycota III Biochemistry and Molecular Biology. Springer-Verlag Heidelberg, Berlin, 249-273.
  • Devgan, et al. (2012). Anthocephalus cadamba: A comprehensive review. Research Journal of Pharmacy and Technology, 5(12), 1478-1483.
  • Jaber, S. et al. (2017). Optimization of laccase production by locally isolated Trichoderma muroiana IS1037 using rubber wood dust as substrate. BioResources, 12(2), 3834-3849.
  • Lindequist, et al. (2005). The pharmacological potential of mushrooms. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2(3), 285-299.
  • Luo, et al. (2009). Evaluation of antioxidative and hypolipidemic properties of a novel functional diet formulation of Auricularia auricula and Hawthorn. Innovative Food Science & Emerging Technologies, 10(2), 215-221.
  • Patel, S., & Goyal, A. (2012). Recent developments in mushrooms as anti-cancer therapeutics: a review. 3 Biotech, 2, 1-15.
  • Philippoussis, A., Diamantopoulou, P., & Israilides, C. (2007). Productivity of agricultural residues used for the cultivation of the medicinal fungus Lentinula edodes. International Biodeterioration & Biodegradation, 59(3), 216-219.
  • Pokhrel, et al. (2013). Cultivation of Pleurotus sajor-caju using different agricultural residues.
  • Priya, R., Geetha, D., & Darshan, S. (2016). Biology and cultivation of black ear mushroom–Auricularia spp. Advances in Life Sciences, 5(22), 10252-10254.
  • Roszczenko, P. et al. (2024). The Anticancer Potential of Edible Mushrooms: A Review of Selected Species from Roztocze, Poland. Nutrients, 16(17), 2849
  • Roy, S. et al. (2015). Artificial cultivation of Ganoderma lucidum (Reishi medicinal mushroom) using different sawdusts as substrates. American Journal of BioScience, 3(5), 178-182.
  • Shrikhandia, S. P., Devi, S., & Sumbali, G. (2022). Lignocellulosic waste management through cultivation of certain commercially useful and medicinal mushrooms: Recent scenario Biology, cultivation and applications of mushrooms (pp. 497-534): Springer.
  • Thuận, và cộng sự. (2021). Bổ sung dẫn liệu phân tử và khảo sát đặc điểm nuôi trồng của chủng nấm Hương Sapa Lentinula edodes. Tạp chí khoa học đại học mở thành phố hồ chí minh-kỹ thuật và công nghệ, 16(1), 102-111.
  • Toochi, E. C. et al. (2016). Natural Resources And Food Security: A Case Study Of Effect Of Supplements On The Growth And Fruiting Body Of Oyster Mushroom (Pleurotus Sajorcaju).
  • Xing-Hong, et al. (2016). Screening and characterization of Auricularia delicata strain for mushroom production under tropical temperature conditions to make use of rubberwood sawdust. Research Journal of Biotechnology Vol, 11, 11.