Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái qua bổ sung cỏ cà ri (Trigonella Foenum-Graecum L.) vào khẩu phần ăn

Main Article Content

Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái qua bổ sung cỏ cà ri (Trigonella Foenum-Graecum L.) vào khẩu phần ăn

Tác giả

Phan Nhân
Nguyễn Thị Mỹ Phương

Tóm tắt



Nghiên cứu được thực hiện tại trại Heo Dũng Nhung thuộc xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá năng suất sinh sản ở heo nái qua bổ sung cỏ cà ri (Trigonella Foenum-Graecum L.) vào khẩu phần ăn. Tổng số heo nái trong nghiên cứu là 30 con của trại. Mỗi heo nái từ lúc mang thai đến nuôi heo con cai sữa (28 ngày tuổi) được bổ sung 0,2% cỏ cà ri vào chế độ ăn cơ bản mỗi ngày. Kết quả cho thấy heo nái mang thai ở nghiên cứu trung bình là 114 ngày. Sau khi cai sữa heo con, heo nái lên giống lại lúc 7,4 ngày và phối giống lúc 8,7 ngày với tỉ lệ đậu thai là 93,3%. Tỉ lệ heo lên giống lại sau khi cai sữa heo con cao nhất từ 7-14 ngày là 66,7%, từ 0-7 ngày 26,7% và trên 14 ngày là 6,6%. Số heo con được sinh ra trên ổ là 11,8 con, khối lượng heo sơ sinh toàn ổ là 15,3 kg, khối lượng bình quân heo sơ sinh đạt 1,4 kg/con. Số heo con 21 ngày tuổi là 10,1 con/ổ với tỉ lệ sống là 91,8 %. Khối lượng heo 21 ngày tuổi đạt 61,3 kg/ổ. Số heo 28 ngày tuổi trong nghiên cứu này là 9,7 con/ổ với tỉ lệ sống là 87,7 %. Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa là 73,4 kg/ổ.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Phan Nhân

Khoa Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Tây Đô;
Tác giả liên hệ: Phan Nhân; ĐT: 0944411125; Email: pnhan@tdu.edu.vn.

Nguyễn Thị Mỹ Phương

Khoa Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Tây Đô

Tài liệu tham khảo

  • Lư Ngọc Minh Châu (2004). Khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần YY, LL và heo nái lai LY, YL, Hampshire x Landrace tại trại chăn nuôi heo giống 2/9, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007). Kỹ thuật nuôi heo mắn đẻ sai con, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
  • Trần Thị Hồng Gấm (2005). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên một số nhóm giống heo nái tại trại heo giống Vĩnh Cửu Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Võ Ngọc Hải (2003). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên một số nhóm giống heo nái tại trại heo Thực Nghiệm thuộc công ty Cargill, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Kim Khánh (2007). Khảo sát khả năng sinh sản của nhóm giống YL và LY tại trại chăn nuôi heo Thịnh Phát huyện Củ Chi, TP. HCM, Luân văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bùi Thị Mỹ Lệ (2004). Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo tại xí nghiệp heo giống Cấp I, Luân văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Văn Linh (2011). Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái, sức sống và tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi được nuôi tại hợp tác xã chăn nuôi heo xuân phú Tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Lê Thị Mến (2010). Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh.
  • Lê Thị Duy Phước (2004). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại Trại Chăn Nuôi Heo Nam Hòa, Luận văn Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Bùi Minh Tân (2005). Khảo sát khả năng sinh sản theo một số nhóm giống, theo số vú và theo lứa đẻ của heo nái tại trung tâm Giống Vật Nuôi Long An, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007). Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi heo, NXB Nông Nghiệp. Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Tứ (2004). Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuần giống Yorkhsire, Landrace và Duroc tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nông Sản Đài Việt, Luận văn Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Thanh Tuyền (2005). Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, Luận văn Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Trương Đình Toàn (2004). Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống thuần và lai tại trại chăn nuôi heo giống 2/9 tỉnh Bình Dương, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam 9111:2011 (2011). Lợn giống ngoại – Yêu cầu kỹ thuật, Viện chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đề nghị, Hà nội.
  • Muhammad, H., Alu'datt, T., Rababah, T., Al-Ali, S., Tranchant, C. C., Gammoh, S., Alrosan, M., Kubow, S., Tan, T.-C., and Ghatasheh, S. (2024). "Current perspectives on fenugreek bioactive compounds and their potential impact on human health: A review of recent insights into functional foods and other high value applications". Journal of Food Science. doi: 10.1111/1750-3841.16970.
  • Srinivasan, K. (2006). "Fenugreek (Trigonella foenum-graecum): A review of health beneficial physiological effects". Food Rev. Int. 22: 203-224.
  • Begum. M.,, Hossain. M.M., Kim I.H. (2016). Effects of fenugreek seed extract supplementation on growth performance, nutrient digestibility, diarrhoea scores, blood profiles, faecal microflora and faecal noxious gas emission in weanling piglets. Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition, 100(6):1121-1129. doi: 10.1111/JPN.12496.
  • Hossain, M. M., Begum, M., Nyachoti, C. M., Hancock, J. D., and Kim, I. H. (2015). "Dietary fenugreek seed extract improves performance and reduces fecal E. coli counts and fecal gas emission in lactating sows and suckling piglets". Canadian Journal of Animal Science, 95(4), 561-568. doi: 10.4141/ CJAS-2014-154.
  • Ouzir, M., El Bairi, K., and Amzazi, S. (2016). "Toxicological properties of fenugreek (Trigonella foenum graecum)". Food and Chemical Toxicology. 96: 145-154.
  • Syed Q.A., Rashid Z., Ahmad M.H., Shukat R., Ishaq A., Muhammad N. and Rahman H.U.U. (2020). "Nutritional and therapeutic properties of fenugreek (Trigonella foenumgraecum): A review". International Journal of Food Properties; 23(1): 1777-91. doi: 10.1080/10942912.2020.1825482.
  • Thomas, S., Boquien, C.-Y., Gandon, A., Grit, I., de Coppet, P., Darmaun, D., and Alexandre-Gouabau, M.-C. (2020). "Fenugreek stimulates the expression of genes involved in milk synthesis and milk flow through modulation of insulin/GH/IGF-1 axis and oxytocin secretion". Genes, 11(10), 1208. doi:10.3390/genes11101208.