Đặc điểm thành phần luận cứ trong lập luận của tục ngữ tiếng Việt
Main Article Content
Đặc điểm thành phần luận cứ trong lập luận của tục ngữ tiếng Việt
Tóm tắt
Lập luận là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình giao tiếp và có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống cũng như các loại hình văn bản. Lí thuyết lập luận cũng là một vấn đề quan trọng của học phần Ngữ dụng học tiếng Việt trong chương trình đào tạo đại học ngành Văn học, Ngôn ngữ và một số ngành học khác. Nội dung về lập luận cũng được cấu tạo thành nhiều bài học ở chương trình Ngữ văn bậc phổ thông nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác lập luận và phân tích tác phẩm văn học. Trong logic học, lập luận là các phát biểu, tiền đề nhằm xác định mức độ chính xác của các kết luận. Trong ngôn ngữ học, lập luận là sử dụng lí lẽ để đi đến một kết luận. Tục ngữ tiếng Việt là những đơn vị ngôn ngữ phản ánh kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử của xã hội loài người. Tục ngữ thể hiện suy nghĩ, khả năng biện luận của người Việt thông qua ngôn ngữ, nhằm thuyết phục hoặc chứng minh một vấn đề cụ thể. Có thể gọi đây là những lập luận dân gian, mang đặc trưng tư duy người Việt, phản ánh đậm nét văn hóa Việt. Luận cứ và kết luận là những thành phần làm nên giá trị của lập luận. Bài viết này khảo sát và phân tích những đặc điểm của thành phần luận cứ của tục ngữ để thấy rõ chiến lược suy ý, góp phần chứng minh phong cách tư duy cũng như nghệ thuật thuyết phục của người Việt trong thể loại văn học truyền miệng này.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Diệp Quang Ban (2009). Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
- Đỗ Hữu Châu (2000). Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ. Tạp chí Ngôn ngữ, 61.
- Đỗ Hữu Châu (1996). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.
- Đỗ Hữu Châu (2007). Đại cương ngôn ngữ học (tập 2). Nxb Giáo dục. Hà Nội.
- Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng (2008). Giáo trình Ngữ dụng học. Nxb ĐH Sư phạm. Hà Nội.
- Nguyễn Từ Chi (1996). Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người. Nxb Văn hóa Thông tin. Hà Nội.
- Mai Ngọc Chừ (2009). Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông. Nxb Phương Đông. Hà Nội.
- Việt Chương (2009). Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam. Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
- Nguyễn Đức Dân (1986). Ngữ nghĩa và thành ngữ, tục ngữ, sự vận dụng. Tạp chí Ngôn ngữ.
- Nguyễn Đức Dân (1987). Logic ngữ nghĩa cú pháp. Nxb ĐH và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dân (1996). Lôgich và tiếng Việt, Nxb Giáo dục. Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dân (2000). Ngữ dụng học (tập 1). Nxb Giáo dục. Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dân (2004). Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dân (2016). Logic - ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt. Nxb Trẻ. Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dân (2022). Triết lý tiếng Việt. Nxb Trẻ. Hà Nội.
- Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (2002). Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
- Vũ Ngọc Phan (2021). Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (tập 1). Nxb Kim Đồng. Hà Nội.
- Viện Ngôn ngữ học (2022). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Nxb Hồng Đức. Hà Nội.