Tính chất tự thuật trong văn xuôi của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại
Main Article Content
Tính chất tự thuật trong văn xuôi của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại
Tóm tắt
Tự thuật là một trong những phương thức biểu đạt ưa chuộng để chuyển tải tinh thần dân chủ và đặc quyền về giới. Những năm gần đây, sự nở rộ của tính chất tự thuật trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại là hiện tượng đáng chú ý, bởi tự thuật gắn với sự hình thành và phát triển của cái tôi chủ thể sáng tạo. Khuynh hướng tự thuật thể hiện rõ cảm hứng tự vấn, tự nhận thức lại đời sống, sự phản tư diễn ngôn nam quyền, hướng đến số phận cá nhân, và cái tôi của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. Với điểm nhìn trần thuật từ góc nhìn bên trong của sự trải nghiệm nội tại, bộc lộ bằng thế giới hình tượng và ngôn ngữ riêng của mình, các tác giả nữ đã mang lại những giá trị biểu đạt riêng biệt thông qua ngôn ngữ chất vấn, đối thoại, từ đó khẳng định sự dịch chuyển vị trí của những thân phận bên lề cũng như tái định giá lại vị trí của chính bản thân và giới nữ.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Phong Điệp (2009). Blogger, Nxb Hội nhà văn.
- Võ Thị Xuân Hà (2002). Tập truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, Nxb Phụ nữ.
- Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
- Đoàn Lê (2005). Trinh tiết xóm Chùa, Nxb Hội nhà văn.
- Đỗ Hải Ninh (2012). Tiểu thuyết có yếu tố tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại, Nxb Khoa học xã hội.
- Dạ Ngân (2005). Gia đình bé mọn, Nxb Phụ nữ.
- Nguyễn Thị Minh Ngọc (2020). Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ, Nxb Trẻ.
- Trần Huyền Sâm (2016). Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, Nxb Phụ nữ.
- Trần Đình Sử (2003). Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Tập thể tác giả (2005). Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới.
- Hồ Khánh Vân (2013). Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1900 đến nay, https://phebinhvanhoc.com.vn.