Đặc điểm tiêu chảy cấp và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em dân tộc thiểu số tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2023

Main Article Content

Đặc điểm tiêu chảy cấp và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em dân tộc thiểu số tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2023

Tác giả

Lê Thị Lệ Thủy
Trịnh Duy Linh
Lê Vũ Phương Thùy
Trần Thị Thơ
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trần Thanh Vân
Võ Đình Vũ

Tóm tắt



Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2017, có khoảng 2 tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy hàng năm trên toàn thế giới và 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng vì tiêu chảy mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Con số này chiếm 18% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong và có nghĩa là hơn 5000 trẻ em tử vong mỗi ngày do các bệnh tiêu chảy. Kết quả: Nghiên cứu trên 120 case trẻ em dân tộc thiểu số mắc tiêu chảy cấp, với phương pháp mô tả hàng loạt ca cho thấy: Trẻ nam chiếm tỷ lệ cao (62,5%) gấp 1,5 lần so với nữ, chủ yếu là dân tộc Êđê (67,5%). Độ tuổi mắc bệnh thường gặp là nhóm <5 tuổi. Phần lớn nhập viện trong tình trạng không mất nước (90,8%). Xét nghiệm máu lúc vào viện cho thấy tình trạng số lượng bạch cầu máu ngoại biên đa số là bình thường, nhưng neutrophil tăng cao và lympho giảm chiếm phần lớn, phù hợp bệnh cảnh tiêu chảy cấp nghi cho vi khuẩn (55,8% có Neutrophil tăng, 65% có lympho giảm), tình trạng tăng neutrophil cao ở nhóm trẻ có độ tuổi > 2, mối liên quan giữa neutrophil với độ tuổi có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Một số yếu tố nguy cơ tiêu chảy cấp hay gặp là ăn dặm sớm ở độ tuổi 4-6 tháng ( 70.8%), suy dinh dưỡng ( 65%), chưa uống Rotavirus (93,3%) và đa số còn sử dụng nước giếng để sinh hoạt (80%). Khảo sát thấy có mối liên quan giữa tình trạng mất nước với cách sử dụng nhà vệ sinh (p <0,005), và không liên quan tới độ tuổi của trẻ.




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Lê Thị Lệ Thủy

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Lê Thị Lệ Thủy; ĐT: 0935533015; Email: ltlthuy@ttn.edu.vn.

Trịnh Duy Linh

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên

Lê Vũ Phương Thùy

Lớp Y Đa Khoa K2019A3, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Thơ

Lớp Y Đa Khoa K2019A3, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Huyền Trang

Lớp Y Đa Khoa K2019A3, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thanh Vân

Lớp Y Đa Khoa K2019A3, Trường Đại học Tây Nguyên

Võ Đình Vũ

Lớp Y Đa Khoa K2019A3, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống kê (2009). Kết quả điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Mức sinh và mức chết ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt.
  • Bộ Y tế (2015). Tiêu chảy cấp, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Chính phủ (2021). Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ, chủ biên, Chính phủ.
  • Phạm Thị Minh Hồng (2020). Nhi khoa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Nhi trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Gia Khánh (2021). Bài giảng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Lê Văn Lèo và Lê Thành Tài (2023). "Nghiên cứu tình hình tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành về phòng chống tiêu chảy cấp của các bà mẹ tại huyện Phong Điện, Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021", Tạp chí Y dược học Cần Thơ(41)
  • Nguyễn Thanh Thảo và cộng sự (2014). "Tình hình bệnh tiêu chảy tại Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, số 7(156).
  • Nkosinathi V. N. Mbuya, Stepen J. Atwoood và Huỳnh Nam Phương (2019). "Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, Vấn đề & các Giải pháp can thiệp", Nghiên cứu về phát triển quốc tế Washington.
  • Phạm Võ Phương Thảo (2018-2019). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung Ương Huế", Tạp chí y dược học. XI, tr. 24.
  • Gary R Fleisher và et al (2022). "Patient education: Acute diarrhea in children (Beyond the Basics)".
  • WHO. "Number of deaths in children aged <5 years, by cause, Child mortality and causes of death".
  • WHO (2017). "Diarrhoeal disease".