Đánh giá khả năng nhiễm nấm bệnh và tuyến trùng của một số giống hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới

Main Article Content

Đánh giá khả năng nhiễm nấm bệnh và tuyến trùng của một số giống hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới

Tác giả

Ngô Đăng Duyên
Trần Thị Phượng
Trang Thị Nguyệt Quế

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên năm giống hồ tiêu bao gồm giống hồ tiêu Vĩnh Linh, giống hồ tiêu Ấn Độ, giống hồ tiêu Trâu, giống hồ tiêu Lộc Ninh và giống hồ tiêu Sẻ với mục tiêu là khảo nghiệm, đánh giá giống hồ tiêu có khả năng chống chịu nấm bệnh và tuyến trùng trong điều kiện nhà lưới, trồng trên đất nhiễm bệnh và bổ sung nguồn bệnh. Thử nghiệm trong nhà lưới cho thấy so với giống hồ tiêu Sẻ, mật độ nấm bệnh trong đất trồng hồ tiêu Vĩnh Linh giảm 65,7%, mật độ tuyến trùng đất giảm 53%, tuyến trùng trong rễ giảm 37,5%; mật độ nấm bệnh trong đất trồng tiêu Trâu giảm 55%, mật độ tuyến trùng đất giảm 43%, tuyến trùng trong rễ giảm 33%. Kết quả đánh giá tốc độ tăng trưởng của các giống hồ tiêu cũng cho thấy giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu tăng trưởng nhanh gấp 2,34 lần và 2,46 lần so với giống hồ tiêu Sẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu là hai giống hồ tiêu đạt tiêu chí đã đề ra (tỷ lệ bệnh dưới 30%, tỷ lệ chết dưới 10%, mật độ nấm bệnh và tuyến trùng giảm trên 50%), hai giống hồ tiêu này có khả năng chống chịu nấm bệnh và tuyến trùng tốt hơn so với các giống hồ tiêu còn lại, tốc độ tăng trưởng tốt. Từ kết quả này, giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu được lựa chọn đề xuất đưa ra trồng thử nghiệm trên quy mô đồng ruộng.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Ngô Đăng Duyên

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Ngô Đăng Duyên; ĐT: 0913496642; Email: ndduyen@ttn.edu.vn.

Trần Thị Phượng

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;

Trang Thị Nguyệt Quế

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). QCVN 01 - 172 : 2014: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu.
  • Hoàng Mạnh Cường, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Công Kiên, Đào Quang Nghị, Đoàn Thị Phi Yến (2021). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.
  • Đỗ Đăng Giáp, Thái Xuân Du, Đoàn Thị Ái Thuyền (2009). Nghiên cứu sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy lớp mỏng tế bào (Thin Cell Layer) lá ở cây hồ tiêu (Piper nigrum L.). Tạp chí phát triển Kh&Cn, Tập 12, Số 17 – 2009.
  • Trần Văn Hoà (2001). 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp. Tập 9. Trồng tiêu thế nào cho hiệu quả? NXB Trẻ.
  • Tô Thị Nhã Trầm, Hồ Ngọc Hân, Nguyễn Thị Kim Linh, Hoàng Văn Cương, Hoàng Xuân Chiến, Lê Đình Đôn, Dương Tấn Nhựt (2014). Khả năng tạo cây từ phôi vô tính và bước đầu áp dụng kỹ thuật giâm cành ex vitro trong nhân giống cây tiêu (Piper nigrum L.). Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 7: 988-995
  • Nguyễn Vĩnh Trường (2008). Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu ở trong đất. Tạp chí bảo vệ thực vật, Số 4 tr. 13-16.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (2018). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12194-2-3:2018 Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật.
  • Phan Quốc Sủng (2000). Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.
  • Harmen, G.E., Howell, C.R., Viterbo, A., Chet, I. & Lorito, M. (2004). "Trichoderma species – opportunistic, avirulent plant symbionts", Nature Reviews Microbiology, 2, pp.43-56.
  • IPGRI (1995). Descriptors for Black Pepper (Piper nigrum L.). International Plant Genetic Resources Institute, Rome, Italy.
  • Li, J., Gu, F., Wu, R., Yang, J., & Zhang, K. (2017). Phylogenomic evolutionary surveys of subtilase superfamily genes in fungi. Sci. Rep. 7:45456. doi: 10.1038/srep45456.
  • O'Bannon, J.H. & Taylor, A.L. (1968). Migratory endoparasitic nematodes reared on carrot disks. Phytopathology, 58, 385.
  • Sim, S.L., Wong, T.H., Kueh, T.K., & Paulus, A.D. (1993). Comparative performance of three varieties of pepper. p. 2-14. In M.Y. Ibrahim, C.T. Bong and I.B. Ipor (ed.) The Pepper Industry: Problems and Prospects. Univ. Pertanian Malaysia, Malaysia.
  • Paulus, A.D., & Wong, T.H. (2000). Development of pepper Industry in Sarawak, Malaysia. Agriculture Research Centre, Sarawak, Malaysia. Pepper Market Review.
  • Ravindran, P. (2003). Black pepper: Piper nigrum: CRC Press.
  • Roger, S. & Dean, B. (2005). Phương pháp quản lý mẫu bệnh thực vật, Úc: commonwealth.