Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hoạt tính chống oxy hóa của cây cà đắng (Solanum incanum) tại Đắk Lắk

Main Article Content

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hoạt tính chống oxy hóa của cây cà đắng (Solanum incanum) tại Đắk Lắk

Tác giả

Trần Thị Minh Tâm
Lê Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Hồng

Tóm tắt

Cây Cà đắng (Solanum incanum L. Solanaceae) được trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Đắk Lắk, được đồng bào Êđê dùng làm thực phẩm và làm thuốc, tuy nhiên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhằm làm rõ hơn các đặc điểm về mặt thực vật và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái, vi học và hoạt tính chống oxy hóa của loài Cà đắng thu hái tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đặc điểm thực vật: cây có gai, lông hình sao, hoa đều màu tím, mẫu 5, quả riêng lẻ thường có kích thước 2 - 4 cm. Vi phẫu rễ cấp 2, gỗ 2 chiếm tâm. Vi phẫn thân có cấu tạo cấp 2, trụ bì hóa mô cứng. Vi phẫu lá: gân giữa hệ thống dẫn liên tục hình vòng cung, phiến lá cấu tạo dị thể. Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) thực hiện theo phương pháp dập tắt gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) trên đĩa 96 giếng cho thấy quả xanh có hoạt tính tốt hơn các bộ phận dùng khác: lá, thân, quả chín. Cao quả xanh chiết cồn 50% có HTCO cao nhất với IC50 là 48,19 µg/ ml, yếu hơn 13,8 lần so với quercetin (IC50 = 3,36 µg/ml). Các kết quả này sẽ là cơ sở để bước đầu tiêu chuẩn hoá dược liệu và nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng sinh học.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Minh Tâm

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên
Tác giả liên hệ: Trần Thị Minh Tâm; ĐT: 0982042910; Email: ttmtam@ttn.edu.vn.

Lê Thị Thu Hồng

Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng

Nguyễn Thị Hồng

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Võ Văn Chi (2018). Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Bộ mới). Hà Nội: NXB Y học, tập 1, 279-299.
  • Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Hồ Chí Minh : NXB Trẻ, tập 2, 757.
  • Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: NXB Y học, 542.
  • Trương Thị Đẹp. Loài Solanum melongena L. var. esculentum Ness. (Cây Cà tím) [online] http://www. ump. edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html/210.
  • Kaunda, J.S. & Zhang, Y.-J. (2019). The Genus Solanum: An Ethnopharmacological, Phytochemical and Biological Properties Review. Natural Products and Bioprospecting, 9 (2), 77-137.
  • Kaunda, J. S. et al. (2020). Chemical constituents from the fruits of Solanum incanum L. Biochemical Systematics and Ecology. 90, pp. 104031.
  • Ghosal, M. et al. (2012). Phytochemical screening and antioxidant activities of two selected 'BIHI'fruits used as vegetables in Darjeeling Himalaya. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences. 4 (2), pp. 567-574.
  • Sahle, T. et al. (2017). Phytochemical investigation and antimicrobial activity of the fruit extract of Solanum incanum grown in Eritrea. Ornamental and Medicinal Plants. 1 (1), pp. 15-25.
  • Waithaka, P. N. et al. (2019). Antibacterial effect of Solanum incanum root extracts on bacteria pathogens isolated from portable water in Egerton University, Kenya. Journal of Biomedical Sciences. 6 (2), pp. 19-24.
  • Sabiu, S. et al. (2018). Membrane stabilization and probable mechanisms of hypoglycemic activity of fruit extract of Solanum incanum L.(Solanaceae). Comparative Clinical Pathology. 27 (6), pp. 1611- 1619.
  • Yu, S. et al. (2017). Solanum incanum extract (SR-T100) induces melanoma cell apoptosis and inhibits established lung metastasis. Oncotarget. 8 (61), pp. 103509-103517.
  • Kulisic, T. et al (2004). Use of different methods for testing antioxidative activity of oregano essential oil. Food Chemistry, 85 (4), pp.633–640.
  • Obied, H.K. et al (2005). Bioactivity and analysis of biophenols recovered from olive mill waste. Journal of Agricultural and Food Chemistry, [online] 53 (4), pp.823–837.
  • Nasir, Y.J. (n/d). Solanaceae In Flora of Pakistan. [Online] http://www.efloras.org/florataxon.aspx? flora_id=5&taxon_id=242414374
  • Anwar, S. (2018). Pharmacological Investigation of Solanum incanum against P. falciparum, L. infantum, T. cruzi and T. brucei : A Role of Antioxidant Effect and Clinical Overview. Biomedical and Pharmacology Journal, 11(2), pp.653–660.