Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học và triệu chứng ở chó nhiễm Babesia spp.

Main Article Content

Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học và triệu chứng ở chó nhiễm Babesia spp.

Tác giả

Lương Huỳnh Việt Thắng
Võ Thị Bảo Trân

Tóm tắt

Phân tích một số chỉ tiêu huyết học máu của 106 chó nhiễm Babesia spp. tại trạm xá Thú y trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn chó nhiễm Babesia spp. giảm hồng cầu là dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán, xác định chó nhiễm Babesia spp. Số lượng hồng cầu thấp (78,30%), lượng hemoglobin thấp (66,04%) và lượng tiểu cầu giảm (73,58%), bạch cầu tăng (61,32%). Khi đánh giá phần lớn chó nhiễm Babesia spp. có hàm lượng AST, ALT, urea, creatinin đều cao so với mức bình thường. Cụ thể, hàm lượng AST tăng (28,30%) và ALT tăng cao (27,36%), urea tăng cao (33,01%) và creatinin tăng (25,47%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chó bệnh thường có các triệu chứng như: mệt mỏi, giảm ăn; tần số hô hấp và tần số nhịp tim tăng; sốt; niêm mạc nhợt nhạt hoặc hoàng đản; đôi khi có xuất huyết điểm ở niêm mạc miệng và da dưới bụng. 

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Lương Huỳnh Việt Thắng

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Lương Huỳnh Việt Thắng, ĐT: 0973364646; Email: vietthang.taynguyenuni@gmail.com.

Võ Thị Bảo Trân

Lớp Thú y K20A, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Anh, T.L.N., Vu, T.D., Quyen, M.T., & Nhi, P.T.N. (2022). Urveillance of the parasitic blood disease caused by Babesia spp in dogs in Ho Chi Minh city. Technology and Society Studies, 214.
  • Bilwal, A. K., Mandali, G. C., & Tandel, F. B. (2017). Clinicopathological alterations in naturally occurring Babesia gibsoni infection in dogs of Middle-South Gujarat, India. Veterinary World, 10(10), 1227.
  • Brahma J., Chandrasekaran D., Jayathangaraj M. G., Vairamuthu S., & Soundararajan C. (2019). Clinical, Haemato-Biochemical and Molecular Findings of CB in Dogs. Int. J. Curr. Microbiol. App. Sci, 8(1), 2127-2132.
  • Irwin, P. J. (2009). Canine babesiosis: from molecular taxonomy to control. Parasites & vectors, 2(1), 1-9.
  • Lavanya, K. V., Puttalakshmamma, G. C., Mohan, H. V., Lakkundi, J. N., & GB, M. R. (2022). Evaluation of blood parameters in naturally infected dogs with Babesia gibsoni and B. vogeli. The Pharma Innovation Journal, 11(12): 3311-3313.
  • Leisewitz, A. L., Jacobson, L. S., De Morais, H. S., & Reyers, F. (2001). The mixed acid‐base disturbances of severe canine babesiosis. Journal of Veterinary Internal Medicine, 15(5), 445-452.
  • Meinkoth D.K., Boudreaux M.K., West G.D., Bourn C., Wright J.C., & Conrad P.A. (2002). Babesia gibsoni infection among dogs in the southeastern United States. J. Am. Vet. Med. Assoc., 220, 325– 329.
  • Phải, V.Đ., Phương, T.N., Linh, T.M.N., Linh, T.K.T., Lam, T.K.N., & Đào, T.A.B. (2022). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh ký sinh trùng đường máu do Babesia spp. gây ra và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bằng imidocarb dipropionate. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, XXIX (08): 24-34.
  • Sindhu, B.S., Shobhamani, B., Suresh, K., & Chengalva, V. (2020). Clinico-haematobiochemical alterations and Electrocardiograhy findings in Babesia infected dogs. Journal of Entomology and Zoology Studies; 8(5): 209-215.
  • Sudhakara Reddy, B., Sivajothi, S., Varaprasad Reddy, L.S.S., & Solmon Raju, K.G. (2016). Clinical and laboratory findings of Babesia infection in dogs. Journal of Parasitic Diseases, 40, 268-272.
  • Sykes, J.E., & Greene, C.E. (2013). Infectious diseases of the dog and cat. Elsevier Health Sciences.
  • Welzl, C., Leisewitz, A.L., Jacobson, L.S., Vaughan-Scott, T., & Myburgh, E. (2001). Systemic inflammatory response syndrome and multiple-organ damage/dysfunction in complicated canine babesiosis. Journal of the South African Veterinary Association, 72(3), 158-162.