Một số đặc điểm dịch tễ giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa của vịt nuôi tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Một số đặc điểm dịch tễ giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa của vịt nuôi tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Lê Anh Dương
Nguyễn Văn Thái
Hoàng Thị Anh Phương
Hoàng Trung Kiên

Tóm tắt

Qua kết quả nghiên cứu tại 3 xã Ea Na, Bình Hòa, Quảng Điền thuộc huyện Krông Ana cho thấy: Vịt nuôi tại xã Bình Hòa, xã Ea Na và xã Quảng Điền có tỷ lệ nhiễm giun tròn tương ứng là 34,15%, 32,57% và 31,73%; cường độ nhiễm dao động từ 289,5 ± 20,4 trứng/gram phân đến 370,8 ± 23,6 trứng/gram phân. Vịt ở lứa tuổi 3 - 6 tháng có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất, tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp nhất trên vịt >6 tháng tuổi; cường độ nhiễm dao động từ 312,8 ± 27,3 trứng/gram phân đến 335,5 ± 26,1trứng/gram phân. Vịt Cỏ có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao hơn vịt Cherry Valley và vịt CV 2000 Layer; cường độ nhiễm dao động từ 272,9 ± 19,6 trứng/gram phân đến 338,7 ± 30,6 trứng/gram phân. Có 4 loài giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa của vịt: Capillaria caudinflata, Ascaridia galli, Heterakis gallinarum, Amidostomum acutum; tỷ lệ nhiễm của loài Capillaria caudinflata là cao nhất (10,75%). Hiệu lực tẩy trừ của thuốc Fenbendazole cao hơn thuốc Levamisole HCl.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Lê Anh Dương

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên
Liên hệ tác giả: Lê Anh Dương; ĐT: 0905159707; Email: laduong@ttn.edu.vn.

Nguyễn Văn Thái

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Hoàng Thị Anh Phương

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Hoàng Trung Kiên

Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Xuân Dương (2008). Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun sán của vịt ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và đề xuất biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.
  • Nguyễn Hữu Hưng, Lê Thiếu Sơn, Lưu Ngọc Mai, Nguyễn Văn Dương, Phạm Hữu Phước, Lê Minh Quân, Nguyễn Thúy Hường & Lê Thị Thúy Hằng (2005). Tình hình nhiễm giun tròn trên vịt thả đồng tại Cần Thơ và Trà Vinh, Tạp chí khoa học Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Hữu Hưng (2006). Nghiên cứu về giun sán ký sinh trên vịt tại đồng bằng sông Cửu Long và thí nghiệm thuốc phòng trị một số loại giun sán chủ yếu, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.
  • Nguyễn Hữu Hưng (2015). Giáo trình ký sinh trùng Thú y, Đại học Cần Thơ.
  • Nguyễn Như Thanh (2011). Giáo trình phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
  • Phạm Sỹ Lăng & Phan Địch Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 41,52.
  • Nguyễn Thị Lê (1971). Giun sán ký sinh ở vịt vùng Thanh Trì, Hà Nội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
  • Nguyễn Thị Lê (2000). Động vật chí Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  • Huỳnh Tấn Phúc, Ph. Dorchies, Phan Địch Lân (2001). Tình hình nhiễm giun sán ở vịt tại huyện Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học và kỹ thuật thú y, (1), tr.41-45.
  • Đỗ Dương Thái & Trịnh Văn Thịnh (1978). Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Tập 2, Giun sán ở động vật nuôi, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  • Hồ Minh Vương (2011). Nghiên cứu tình hình nhiễm thành phần loài giun sán đường tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định và biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ Thú y.
  • Soulsby, E. J. L. (1982). Helminths, Arthropods and protozoan of domesticated animals, 7th Edition.