Tác động của chương trình 135 đến sinh kế người đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai

Main Article Content

Tác động của chương trình 135 đến sinh kế người đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Tiên
Nguyễn Thị Hoàng Điệp
Trần Thị Trinh

Tóm tắt

Chương trình mục tiêu quốc gia 135 giai đoạn IV (2016 - 2020) đã mang lại hiệu quả cải thiện sinh kế cho hộ DTTS tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai. Thông qua kết quả phỏng vấn 100 hộ DTTS nằm trong vùng hưởng thụ của chương trình, nghiên cứu đã thực hiện kiểm định so sánh khác biệt trung bình trước và sau khi có chương trình 135 giai đoạn IV về 5 nguồn vốn sinh kế: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn nhân lực và nguồn vốn xã hội. Kết quả kiểm định nghiên cứu cho thấy 5 nguồn vốn sinh kế này đều có sự thay đổi giữa trước và sau chương trình 135 giai đoạn IV. Thứ nhất, đối với nguồn vốn tự nhiên, diện tích đất canh tác tăng lên, khoảng cách từ nhà đến chợ ngắn hơn. Thứ hai, nguồn vốn con người, trình độ học vấn tăng lên và số người DTTS tham gia học nghề tăng lên. Thứ ba, nguồn vốn vật chất thì có các tài sản sản xuất, tài sản tiêu dùng và tài sản vật nuôi đều tăng lên về giá trị trung bình. Thứ tư, nguồn vốn xã hội thì số người tham gia tổ chức xã hội cũng tăng lên đáng kể. Cuối cùng, nguồn vốn tài chính thì chỉ ra rằng mức thu nhập trung bình của người DTTS sau khi có chương trình là 18,22 triệu đồng/năm cao hơn mức 11,3 triệu đồng/năm trước đây. Tuy nhiên, với mức thu nhập hiện tại là khá thấp thì hộ DTTS tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai vẫn cần sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước trong tương lai để cải thiện sinh kế tốt hơn nữa.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Kim Tiên

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Kim Tiên; ĐT: 0905096439; Email: kimtien@hcmuaf.edu.vn.

Nguyễn Thị Hoàng Điệp

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;

Trần Thị Trinh

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

  • Chamber, R. & Conway, G. (1992). Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21st century. IDS Discussion Paper No. 296. IDS, Brighton.
  • Department for International Development - DFID (2001). Sustainable Livelihoods - current thinking and practice. Department for International Development, London.
  • Ellis, F. (2003). A livelihood approach tomigration and poverty reduction. Paper Commissioned by the Department for International Development (DFID).
  • Yamane, T. (1973). Statistics:An Introductory Analysis.London,John Weather Hill, Inc.
  • Bùi Bích Lan (2011). Vấn đề sinh kế và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Thông tin Khoa học Xã hội, 12, 48–53.
  • Cà Thị Sới & Phạm Thanh Lan (2020). Sinh kế hộ ĐBDTTS tại xã Cao Tân, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020, 18(9): 669-677
  • Lê Thị Huệ Trang (2017). Đánh giá tác động của dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
  • Nguyễn Duy Sử (2015). Phân tích tác động của chương trình nông thôn mới đến đời sống của các hộ dân tại xã Tân Lập huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
  • Nguyễn Đức Bảo và cộng sự (2023). Sinh kế bền vững của các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Tạp chí kinh tế và kinh doanh Đại học Quốc Gia, Vol. 3, No. 1(2023) 70-80).
  • Nguyễn Hải Núi và cộng sự (2016). Ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế đến lựa chọn chiến lược sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Cạn. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(6), 969–977.
  • Nguyễn Văn Toàn và cộng sự (2012). Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 3, 72B, 356–368.
  • Nguyễn Thùy Trang và CTV (2016). Đánh giá tác động của Chương trình nông thôn mới đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ: Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật 46(2016): 116-121.
  • Tổng cục thống kê Việt Nam (2022). Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2022.
  • UBND huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai (2017). Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn năm 2016.
  • UBND huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai (2022). Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
  • Ủy ban dân tộc (2021). Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2020. NXB Thống kê.
  • Ủy ban dân tộc (2023). Báo cáo tổng kết chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sinh kế.
  • World Bank (2021). Báo cáo đánh giá Quốc gia Việt Nam.