Ảnh hưởng của than sinh học từ vỏ quả cà phê đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) giai đoạn kinh doanh

Main Article Content

Ảnh hưởng của than sinh học từ vỏ quả cà phê đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) giai đoạn kinh doanh

Tác giả

Đỗ Thị Kiều An
Trình Công Huyền Vy
Phạm Thị Quỳnh Hoa

Tóm tắt

Than sinh học (TSH) là một vật liệu hữu cơ giàu carbon được biết đến là một vật liệu có khả năng cải thiện sức khỏe của đất canh tác, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của nhiều loại cây trồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của lượng TSH sản xuất từ vỏ quả cà phê đến lý, hóa và sinh tính đất trồng cà phê vối cũng như đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cà phê nhân. Một thí nghiệm gồm 4 công thức (CT1: đối chứng, không bón TSH + 100% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình Tái canh cây cà phê vối; CT2: bón 1 tấn TSH + 80% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình; CT3: bón 2 tấn TSH/ha + 80% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình; CT4: bón 3 tấn TSH/ha + 80% lượng phân NPK vô cơ theo Quy trình), 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đã được thực hiện trong vườn cà phê vối năm thứ tư trồng trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 5 tháng xử lý, mặc dù lượng phân NPK vô cơ đã giảm 20% Quy trình nhưng công thức bón TSH sản xuất từ vỏ quả cà phê với lượng 3 tấn/ha (CT4) đã có ảnh hưởng tốt nhất đến các chỉ tiêu lý tính (độ ẩm tăng 12,3%, độ xốp tăng 3,1%) và hóa tính đất (pHKCl tăng 1,17 đơn vị, OM% tăng 21,4%, CEC tăng 30,5%, Nts tăng 4 10,1%, P2O5dt tăng 19,2%, K2Odt tăng 6,7%), làm tăng sinh trưởng, phát triển của cây cà phê, góp phần làm tăng năng suất cà phê nhân 24,5% so với ở công thức đối chứng. Các mức TSH bón cho đất trong thời gian thí nghiệm chưa ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu mật độ tuyến trùng ký sinh Pratylenchus sp., mật độ nấm bệnh Fusarium spp., tỷ lệ tươi:nhân và tỷ lệ nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong thời gian tới, cần đánh giá tác động lâu dài của TSH đến sức khỏe của đất trồng cây cà phê cũng như sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cà phê nhân.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Đỗ Thị Kiều An

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Kiều An; ĐT: 0855955955; Email: dtkan@ttn.edu.vn.

Trình Công Huyền Vy

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Phạm Thị Quỳnh Hoa

Lớp Khoa học cây trồng K2017, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • bản của đất phát triển trên đá bazan phục vụ thâm canh cà phê tỉnh Đắk Nông, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
  • Lương Hữu Thành, Vũ Thuý Nga, Đàm Trọng Anh, Ngô Thị Hà, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hứa Thị Sơn và Nguyễn Kiều Băng Tâm (2020). Thành, L.H., Nga, V.T., Anh, Đ.T., Hà, N.T., Quỳnh, N.N., Sơn, H.T. & Tâm, N.K.B. (2020). Ảnh hưởng của than sinh học sản xuất từ vỏ quả cà phê đến chất lượng đất và năng suất cây hồ tiêu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 5(114): 39-43.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (2005). TCVN 7538-2: 2005 (ISO 10381-2:2002). Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
  • Alling, V., Hale, S., Martinsen, V., Mulder, J., Smebye, A., Breedveld, G. and Cornelissen, G. (2014). The role of biochar in retaining nutrients in amended tropical soils, Journal of Plant Nutrition and Soil Science, 177(5): 671–680.
  • Beusch, C. (2021). Biochar as a soil ameliorant: How biochar properties benefit soil fertility - A review, Journal of Geoscience and Environment Protection, 09(10): 28-46.
  • Bezooijen, J. V. (2006). Methods and Techniques for Nematology. Wageningen.
  • Byrareddy, V., Kouadio, L., Mushtaq, S. and Stone, R. (2019). Sustainable production of robusta coffee under a changing climate: A 10-year monitoring of fertilizer management in coffee farms in Vietnam and Indonesia, Agronomy, 9(9): 499-517.
  • Cao, Y., Gao, Y., Qi, Y. and Li, J. (2018). Biochar-enhanced composts reduce the potential leaching of nutrients and heavy metals and suppress plant-parasitic nematodes in excessively fertilized cucumber soils, Environmental Science and Pollution Research, 25(8): 7589-7599.
  • Chang, Y., Rossi, L., Zotarelli, L., Gao, B., Shahid, M. and Sarkhosh, A. (2021). Biochar improves soil physical characteristics and strengthens root architecture in Muscadine grape (Vitis rotundifolia L.), Chemical and Biological Technologies in Agriculture, 8: 7-17.
  • Deluca, T., Gundale, M. J., Mackenzie, M. D. and Jones, D. (2015). Biochar effects on soil nutrient transformations. In: Lehmann, J. and Joseph, S. (eds.) 2nd ed. Biochar for environmental management: Science and technology (pp. 421-454). Routledge.
  • Downie, A., Crosky, A. and Munroe, P. (2009). Physical properties of biochar. In: Lehmann, J. and Joseph, S. (eds.). Biochar for environmental management: Science and technology (pp. 13–32). London: Earthscan.
  • Dume, B., Mosissa, T. and Nebiyu, A. (2016). Effect of biochar on soil properties and lead (Pb) availability in a military camp in South West Ethiopia, African Journal of Environmental Science and Technology, 10(3): 77-85.
  • Gunarathne, V., Bandara, T., Ramanayaka, S. and Vithanage, M. (2022). Benefits of biochar addition in a sustainable agriculture practice: Soil nutrients dynamics, enzyme activities and plant growth, Current Scientia, 25(1): 9-25.
  • Ginebra, M., Muñoz, C., Calvelo Pereira, R., Doussoulin, M. and Zagal, E. (2021). Biochar impacts on soil chemical properties, greenhouse gas emissions and forage productivity: A field experiment, Science of The Total Environment, 806: 150465.
  • Jyoti, R., Jyoti, S. and Pankaj, S. (2019). Biochar: A sustainable approach for improving plant growth and soil properties. In: Vikas, A. and Peeyush, S. (eds.). Biochar - An imperative amendment for soil and the environment. Rijeka: IntechOpen.
  • Kocsis, T., Ringer, M. and Biró, B. (2022). Characteristics and applications of biochar in soil–plant systems: A short review of benefits and potential drawbacks, Applied Sciences, 12(8): 4051.
  • Laird, D. A., Fleming, P., Davis, D. D., Horton, R., Wang, B. and Karlen, D. L. (2010). Impact of biochar amendments on the quality of a typical Midwestern agricultural soil, Geoderma, 158(3-4): 443-449.
  • Liu, X., Zhang, D., Li, H., Qi, X., Gao, Y., Zhang, Y., Han, Y., Jiang, Y. and Li, H. (2020). Soil nematode community and crop productivity in response to 5-year biochar and manure addition to yellow cinnamon soil, BMC Ecology, 20(1): 39-51.
  • Major, J., Rondon, M., Molina, D., Riha, S. and Lehmann, J. (2010). Maize yield and nutrition during 4 years after biochar application to a Colombian savanna oxisol, Plant and Soil, 333: 117-128.
  • Mikan, C. and Abrams, M. (1995). Altered forest composition and soil properties of historic charcoal hearths in Southeastern Pennsylvania, Canadian Journal of Forest Research, 25: 687-696.
  • Nikita, B. and Chauhan, P. S. (2020). Excessive and disproportionate use of chemicals cause soil contamination and nutritional stress. In: Marcelo, L. L. and Sonia, S. (eds.). Soil contamination. Rijeka: IntechOpen.
  • Nguyen, H. (2020). Biochar for maintaining soil health. In: Giri, B. and Varma, A. (eds.). Soil health (pp. 21-46). Springer.
  • Oladele, S., Adeyemo, A., Awodun, M., Adegaye, A. and Ingold, M. (2021). Impact of biochar amendment on soil nematode communities in a West African rain-fed rice cropland, Nematology, 24(2): 1-12.
  • Rondon, M., Ramirez Orozco, J., Hurtado, M. D. and Lehmann, J. (2007). Biological nitrogen fixation by common beans (Phaseolus vulgaris L.) increases with bio-char additions, Biology and Fertility of Soils, 43: 699-708.
  • Saffari, N., Hajabbasi, M., Shirani, H., Mosaddeghi, M. R. and Owens, G. (2021). Influence of corn residue biochar on water retention and penetration resistance in a calcareous sandy loam soil, Geoderma, 383: 114734.
  • Saremi, H. and Saremi, H. (2013). Isolation of the most common Fusarium species and the effect of soil solarisation on main pathogenic species in different climatic zones of Iran, European Journal of Plant Pathology, 137(3): 585-596.
  • Shackley, S., Sohi, S., Brownsort, P., Carter, S., Cook, J., Cunningham, C., Gaunt, J., Hammond, J., Ibarrola, R. and Mašek, O. (2010). An assessment of the benefits and issues associated with the application of biochar to soil. London: Defra.
  • Shreya, D., Samanyita, M., Gayatri, S., Mausami, R. and Kiran, P. (2021). Biochar: A sustainable approach for improving soil health and environment. In: António, V. and Silvio Carlos, R. (eds.). Soil erosion. Rijeka: IntechOpen.
  • Solaiman, Z., Blackwell, P., Abbott, L. and Storer, P. (2010). Direct and residual effect of biochar application on mycorrhizal root colonisation, growth and nutrition of wheat, Aust Journal of Soil Research, 48(6): 546–554.
  • Stoltzfus, J., So, R., Malarvithi, P., Ladha, J. and De Bruijn, F. (1997). Isolation of endophytic bacteria from rice and assessment of their potential for supplying rice with biologically fixed nitrogen, Plant and Soil, 194(1): 25-36.
  • Thies, J. and Rillig, M. (2009). Characteristics of biochar: biological properties. In: Lehmann, M. and Joseph, S. (eds.). Biochar for Environmental Management: Science and Technology (pp. 85-105). London: Earthscan.
  • Vijay, V., Shreedhar, S., Adlak, K., Payyanad, S., Sreedharan, V., Gopi, G., Sophia van der Voort, T., Malarvizhi, P., Yi, S., Gebert, J. and Aravind, P. (2021). Review of large-scale biochar field-trials for soil amendment and the observed influences on crop yield variations, Front. Energy Res., 9: 710766.