Nghiên cứu khả năng nhân giống, sinh trưởng và tích lũy hợp chất kinsenoside của cây lan kim tuyến Anoectochilus roxburghii (wall.) Lindl. ở điều kiện ex vitro

Main Article Content

Nghiên cứu khả năng nhân giống, sinh trưởng và tích lũy hợp chất kinsenoside của cây lan kim tuyến Anoectochilus roxburghii (wall.) Lindl. ở điều kiện ex vitro

Tác giả

Võ Tấn Hưng
Phan Xuân Huyên

Tóm tắt

Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall) Lindl.) là một trong những loài thảo dược quý và tốt cho sức khỏe của con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu khả năng nhân giống ex vitro, sự sinh trưởng của cây và đánh giá sự tích lũy hợp chất kinsenoside của cây Lan kim tuyến cấy mô trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo. Kết quả cho thấy, nồng độ của NAA từ 0 - 1.000 ppm đều phù hợp lên khả năng tạo rễ ex vitro và sinh trưởng của cây, với tỷ lệ mẫu tạo rễ và tỷ lệ sống đạt 100%. Các vị trí đốt thân của cây đều có khả năng tái sinh và sinh trưởng chồi ở điều kiện ex vitro và thích hợp làm nguồn nguyên liệu để nhân giống ex vitro cây Lan kim tuyến, với tỷ lệ tái sinh chồi và tỷ lệ sống đạt 100%. Giá thể đất sạch vụn xơ dừa phù hợp nhất để chuyển cây cấy mô ra điều kiện ngoài vườn ươm, với chiều cao cây 9,19 cm, chiều dài rễ 7,11 cm, chiều dài lá 2,68 cm, chiều rộng lá 1,86 cm, khối lượng tươi 0,92 g/cây và tỷ lệ sống 100%. Phun phân Nitrophoska kết hợp với phân Sinh học Vinh Thanh tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây, với chiều cao cây 13,29 cm, chiều dài rễ 11,26 cm, chiều dài lá 3,54 cm, chiều rộng lá 2,78 cm, khối lượng tươi 2,62 g/cây và tỷ lệ sống 86,67%. Cây Lan kim tuyến được trồng trong điều kiện vườn ươm sau 8 tháng tuổi có khả năng tích lũy hợp chất kinsenoside đạt 7,19% theo khối lượng khô.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Võ Tấn Hưng

Công ty cổ phần Việt Nga Gia Lai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Phan Xuân Huyên

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
Tác giả liên hệ: Phan Xuân Huyên; ĐT: 0919066566; Email: phanxuanhuyen1974@gmail.com.

Tài liệu tham khảo

  • Anh, N.T., Khoa, P.N. & Phượng, T.T.B. (2013). Nghiên cứu nuôi cấy lát mỏng trong nhân giống in vitro cây Lan kim tuyến Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.. Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc 2013, 690-694.
  • Chao, Z., Jian-guo, W., Ju, Y., Jin-zhong, W., Cheng-jian, Z. & Yan-bin, W. (2017). Content determination of kinsenoside in Jin-Xian-Lian from three Anoectochilus species by HPLC-ELSD. Science and Technology of Food Industry, 65(44), 9685-9692.
  • Chang, D.C.L., Chou, L.C. & Lee, G.C. (2007). New cultivation methods for Anoectochilus formosanus Hayata. Orchid Science Biotechnology, 1(2), 56-60.
  • Cheng, S.F. & Chang, D.C.N. (2009). Growth responses and changes of active components as influenced by elevations and orchid mycorrhizae on Anoectochilus formosanus Hayata. Botanical Studies 50: 459-466.
  • Chính Phủ (2021). Nghị định của Chính phủ số 84/2021/NĐ-CP, 2021. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Du, X.M., Irino, N., Uto, T., Morinaga, O. & Shoyama, Y. (2008a). Micropropagation of Anoectochilus formosanus Hayata in vitro and pharmacological and chemical investigations. Phytochemistry, 9, 79-87.
  • Du, X.M., Irino, N., Furusho, N., Hayashi, J. & Shoyama, Y. (2008b). Pharmacologically active compounds in the Anoectochilus sp. and Goodyera species L.. Journal of Natural Medicines, 62,132- 148.
  • Duncan, D.B. (1955). Multiple range and F tests. Biometrics, 11, 1-42.
  • Gangaprasad, A. Latha, P.G. & Seeni, S. (2000). Micropropagation of terrestrial orchids, Anoectochilus sikkimensis and Anoectochilus regalis. Indian J Exp biol 38(2): 149-154.
  • Ghosh, A., Dey, K., Mani, A, Bauri, F. K, & Mishra, D. K. (2017). Efficacy of different levels of IBA and NAA on rooting of Phalsa (Grewia asiatica L.) cuttings. International Journal of Chemical Studies, 5(6): 567-571.
  • Hà, Đ.V. (2016). Nhân giống Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2, 3-11.
  • Hà, Đ.V. & Yến, N.T. (2017). Nghiên cứu nhân giống cây Dạ hợp (Magnolia coco Lour.) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, 4, 3-9.
  • Hộ, P.H. (2000). Cây cỏ Việt Nam, quyển III. NXB TP. Hồ Chí Minh.
  • Hsieh, W.T., Tsai, C.T., Wu, J.B., Hsiao, H.B., Yang, L.C. & Lin, W.C. (2011). Kinsenoside, a high yielding constituent from Anoectochilus formosanus, inhibits carbon tetrachloride induced Kupffer cells mediated liver damage. Journal of Ethnopharmacology, 135(2): 440-449.
  • Huyên, P.X., Hoàng, N.T.P., Hằng, N.T.T., Khiêm, Đ.V., Hải, T.Đ., Anh, T.T.H. & Hận, N.H. (2016). Nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng phát triển cây Lan kim tuyến (Anoectochilus lylei Rolfe ex Downies) nuôi trồng trong nhà màng và phân tích định lượng hợp chất kinsenoside. Tạp chí Đại học Khoa học Tây Nguyên, 43, 40-47.
  • Huyên, P.X., Ngoan, H.T. & Hoàng, N.T.P. (2017). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây sâm bố chính (Hibicus sagittifolius Kurz) thông qua nuôi cấy chồi ngủ đốt thân. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(5), 664-672.
  • Huyên, P.X., Anh, T.T.H., Hoàng, N.T.P., Hằng, N.T.T, Khiêm, Đ.V. & Cương, H.V. (2018). Nghiên cứu nhân giống in vitro và ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng cây Lan kim tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata) tại Lâm Đồng. Tạp chí Dược liệu, 23(1), 52-59.
  • Huyên, P.X., Hoàng, N.T.P., Hằng, N.T.T, Khiêm, Đ.V., Hải, T.Đ., Anh, T.T.H. & Hận, N.H. (2020). Đánh giá sự sinh trưởng phát triển cây lan gấm (Anoectochilus lylei Rolfe ex Downies) được nuôi trồng trong nhà màng và phân tích định lượng hợp chất kinsenoside. Tạp chí khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, 43, 40-47.
  • Huyên, P.X., Hằng, N.T.T, Hoàng, N.T.P. & Khiêm, Đ.V. (2021). Đánh giá sự sinh trưởng phát triển và hợp chất kinsenoside của các loài Lan kim tuyến (Anoectochilus sp.) nuôi trồng trên giá thể trong điều kiện nhà màng. Báo cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc 2021, 177-181.
  • Huyên, P.X., Hằng, N.T.T. & Khiêm, Đ.V. (2022a). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ (Physalis peruviana Linnaeus). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chuyên đề công nghệ sinh học tháng 10, 52-59.
  • Huyên, P.X., Hằng, N.T.T., Hoàng, N.T.P. & Khiêm, Đ.V. (2022b). Nghiên cứu khả năng tái sinh và sinh trưởng chồi in vitro cây việt quất (Vaccinium myrtillus Linn.) thông qua nuôi cấy đốt thân. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kỳ 1+2 tháng 2/2022, 42-50.
  • Ket, N.V., Hahn, E.J., Park, S.Y., Chakrabarty, D. & Paek, K.Y. (2004). Micropropagation of an Endangered Orchid Anoectochilus formosanus . Biologia Plantarum 48, 339–344 (2004). https://doi. org/10.1023/B:BIOP.0000041084.77832.11
  • Khudhur, S.A. & Omer, T.J. (2015). Effect of NAA and IAA on stem cuttings of Dalbergia. Journal of Biology and Life Science, 6(2), 208-220.
  • Lin, X., Jiang, X., Yang, Z., Ma, X., Yan, X. & Yang, L. (2018) Tissue culture rapid propagation and transplantation techniques of Anoectochilus roxburghii ( Wall) Lind.. Medicinal Plant, 9(1), 43-46.
  • Ling, S., Yang, C.H., Ming, P.Q., Rong, H.R. and Bin, B.Y. (2019). Growth effects of Anoectochilus roxburghii (wall.) Lindl. under two cultivation modes. Journal of Southern Agriculture, 50(10), 2263-2270.
  • Luận, V.Q., Phương, T.Đ., Luận, T.C. & Nhựt, D.T. (2015). Vi nhân giống và định tính hoạt chất β-Sitosterol trên cây Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume). Tạp chí Công nghệ Sinh học, 13(4), 1113-1125.
  • Mai, N.T. & Trường, M. (2019). Nghiên cứu nuôi cấy lỏng lắc thu sinh khối Lan kim tuyến bản địa Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. in vitro. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 97-107.
  • Minh, P.X.B., Phương, B.T.T., Sơn, P.H., Hợi, T.M., Lan, N.T.P. & Thảo, V.T. (2018). Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng bằng đèn LED lên khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi hai loài Lan kim tuyến (Anoectochilus annamensis Aver. và Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) nuôi cấy in vitro. Tạp chí Sinh học, 40(1), 32-38.
  • Nguyên, N.T. & Én, L.H. (2015). Nghiên cứu nhân giống cây Tơm trơng bằng hom. Tạp chí Dược liệu, 6, 388-393.
  • Phê, P.V., Gấm, N.T.H. & Thành, N.T. (2010). Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi in vitro loài Lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 26, 248-253.
  • Phượng, T.T.B. & Khoa, P.N. (2013). Nhân giống in vitro cây Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 79(1), 41-46.
  • Shiau, Y.J., Sagare, A.P., Chen, U.C., Yang, S.R. & Tsay, H.S. (2002). Conservation of Anoectochilus formosanus Hayata by artificial cross-pollination and in vitro culture of seeds. Bot Bull Acad Sin 43: 123-130.
  • Xiêm, N.T.H., Lợi, L.S. & Hảo, L.T. (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng của cây Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 197(04), 9-14.
  • Zhang, A., Wang, H., Shao, Q., Xu, M., Zhang, W., & Li, M. (2015). Large scale in vitro propagation of Anoectochilus roxburghii for commercial application: Pharmaceutically important and ornamental plant. Industrial Crops and Products, 70, 158-162.