Ảnh hưởng của Bacilllus amyloliquefaciens EK2 đến sinh trưởng của cây bạc hà (Mentha arvensis L.) trong điều kiện nuôi cấy in vitro và ex vitro

Main Article Content

Ảnh hưởng của Bacilllus amyloliquefaciens EK2 đến sinh trưởng của cây bạc hà (Mentha arvensis L.) trong điều kiện nuôi cấy in vitro và ex vitro

Tác giả

Trần Thị Phương Hạnh
Trịnh Thị Huyền Trang
Trần Thị Kim Thi
Lê Thị Thu Sa

Tóm tắt

Cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) được xem là nguồn dược liệu quý, tiềm năng nhằm phát triển các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Nhu cầu về cây giống có chất lượng cao ngày càng gia tăng. Để giảm chi phí, vi sinh vật có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật có thể được sử dụng trong nhân giống như một giải pháp bền vững. Vì vậy, trong nghiên cứu này, dịch lọc vi khuẩn Bacilllus amyloliquefaciens EK2 với nồng độ IAA 1 – 5 mg/l đã được sử dụng để kích thích sự sinh trưởng của cây Bạc hà trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy rằng dịch lọc vi khuẩn B. amyloliquefaciens EK2 có ảnh hưởng tích cực lên sự sinh trưởng của đốt thân cây Bạc hà in vitro. Môi trường MS½ có bổ sung dịch lọc vi khuẩn B. amyloliquefaciens EK2 với nồng độ IAA 2 mg/l phù hợp cho sự sinh trưởng với tỷ lệ bật chồi và tạo rễ 100%, số chồi phát sinh đạt 7,87 chồi/cụm, chiều cao chồi 9,43 cm, 24,87 rễ/chồi, chiều dài rễ 2,54 cm, trọng lượng tươi 665,47 mg/chồi, trọng lượng khô 50,17 mg/chồi, chlorophyll a+b 0,75 mg/g và tỷ lệ chlorophyll a/b là 1,45 sau 4 tuần nuôi cấy. Ngoài vườn ươm, cây tăng trưởng tốt, tạo rễ mới, lóng kéo dài, cây phân nhánh khi xử lý 10 ml huyền phù B. amyloliquefaciens EK2 với mật độ 108 CFU/ml. Sau 16 tuần, chiều cao cây đạt 55,58 cm, đường kính thân 4,85 mm, diện tích lá 15,27 cm2, 30,63 cành cấp I, trọng lượng thân tươi 58,96 g, trọng lượng thân khô 5,50 g, số rễ chính 8,40 rễ, chiều dài rễ 57,57 cm, trọng lượng rễ tươi 73,23 g, trọng lượng rễ khô 7,01 g, chlorophyll a+b 1,17 mg/g và tỷ lệ chlorophyll a/b là 1,34.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Phương Hạnh

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên
Tác giả liên hệ: Trần Thị Phương Hạnh; ĐT: 0988861311; Email: ttphanh@ttn.edu.vn.

Trịnh Thị Huyền Trang

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Kim Thi

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Lê Thị Thu Sa

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Mai Hải Châu, Nguyễn Thị Mai, Tường Thị Thu Hằng (2017). Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thu hoạch đến sinh trưởng và năng suất tinh dầu bạc hà (Mentha piperita L.). Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 6 – 2017
  • Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Bốn, Trần Trung Dũng, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Đình Sỹ, Võ Thị Phương Khanh, Trần Thị Phương Hạnh, Trần Minh Định, Trịnh Thị Huyền Trang, Trương Hồng Hà, Trần Thị Huế, Nguyễn Thị Huyền, Mai Quốc Quân, Ngô Văn Anh (2020). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp Công nghệ Sinh học tổng hợp để phát triển hồ tiêu bền vững ở Tây Nguyên. Nhà xuất bản Giáo dục việt Nam
  • Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học
  • Trần Thị Phương Hạnh, Trịnh Thị Huyền Trang (2014). Nghiên cứu vi nhân giống quang tự dưỡng cây bạc hà (Mentha arvensis L.). Tạp chí Trường ĐH Tây Nguyên, số 12, ISSN 1859-4611, 31-38
  • Ahmad M., Ahmad I., Hilger T.H., Nadeem S.M., Akhtar M.F., Jamil M., Hussain A., Zahir Z.A. (2018). Preliminary study on phosphate solubilizing Bacillus subtilis strain Q3 and Paenibacillus sp. strain Q6 for improving cotton growth under alkaline conditions. Peer J 6:e5122, doi.org/10.7717/peerj.5122)
  • Akinrinlola R. J., Yuen G. Y., Drijber R. A., and Adesemoye A. O. (2018). Evaluation of Bacillus Strains for Plant Growth Promotion and Predictability of Efficacy by In Vitro Physiological Traits. International Journal of Microbiology, Volume 2018, Article ID 5686874, doi.org/10.1155/2018/5686874
  • Galeotti N., Mannelli L. D. C., Mazzanti G., Bartolini A., and Ghelardini C. (2002). Menthol: a natural analgesic compound. Neuroscience Letters, vol. 322, pp. 145-148
  • Gomes H. T., Bartos P.M.C., Martins A. E., Oliveira S. O. D., Scherwinski-Pereira J. E. (2015). Assessment of mint (Mentha spp.) species for large-scale production of plantlets by micropropagation. Maringá, v. 37, n. 4, p. 405-410
  • Jeyakumar J. J., Kamaraj M., Srinivasan S., Thiruvengadam M (2014). In vitro propagation of Mentha arvensis L. and the studies of their antibacterial activities. Journal of Antimicrobials. Photon 129 (2014) 333-337
  • Liang C., Wu R., Han Y., Wan T., Cai Y. (2019). Optimizing Suitable Antibiotics for Bacterium Control in Micropropagation of Cherry Rootstock Using a Modified Leaf Disk Diffusion Method and E Test. Plants (Basel),16;8(3):66,doi: 10.3390/plants8030066. PMID: 30884789; PMCID: PMC6473490
  • Lyczko J., Piotrowski K., Kolasa K., Galek R., Szumny1 A. (2020). Mentha piperita L. Micropropagation and the Potential Influence of Plant Growth Regulators on Volatile Organic Compound Composition. Molecules, 25(11): 2652
  • Prakash J., & Arora N. K. (2019). Phosphate-solubilizing Bacillus sp. enhances growth, phosphorus uptake and oil yield of Mentha arvensis L. 3 Biotech, 9(4), doi: 10.1007/s13205-019-1660-5
  • Grunennvaldt R., Degenhardt-Goldbach J., Tomas J.D.C., Tomasi C., (2018). Bacillus megaterium: an endophytic bacteria from callus of Ilex paraguariensis with growth promotion activities. Biotecnología Vegetal, Vol. 18, No. 1: 3 - 13, enero - marzo, 2018Instituto de Biotecnología de las Plantas. UCLV. MES.eISSN 2074-8647, RNPS: 2154
  • Raja H. D., Arockiasamy D.I. (2008). In vitro Propagation of Mentha viridis L. from Nodal and Shoot tip Explants. Plant Tissue Cult. & Biotech. 18(1): 1-6, doi.org/10.3329/ptcb.v18i1.3243
  • Santoro M. V., Cappellari L. R., Giordano W., Banchio E. (2015). Plant growth-promoting effects of native Pseudomonas strains on Mentha piperita (peppermint): an in vitro study. Plant Biology, Plant Biol (Stuttg); 17(6):1218-1226, doi: 10.1111/plb.12351. Epub 2015 Jun 22
  • Santoro, M. V., Zygadlo, J., Giordano W., & Banchio E. (2011). Volatile organic compounds from rhizobacteria increase biosynthesis of essential oils and growth parameters in peppermint (Mentha piperita). Plant Physiology and Biochemistry, 49(10), 1177-1182
  • Soumare A., Diédhiou A.G., Arora N. K., Al-Ani L. K. T., Ngom M., Fall S., Hafidi M., Ouhdouch Y, Kouisni L., Sy M. O. (2021). Potential Role and Utilization of Plant Growth Promoting Microbes in Plant Tissue Culture. REVIEW article Front. Microbiol., Sec. Microbe and Virus Interactions with Plants, doi.org/10.3389/fmicb.2021.649878
  • Suman S. (2017). Plant tissue culture: a promising tool of quality material production with special reference to micropropagation of banana. Biochem. Cell. Arch, 17, 1–26
  • Verma M., Mishra J., and Arora N. K. (2019). Plant growth-promoting rhizobacteria: diversity and applications in Environmental biotechnology: For sustainable future. eds. R. C. Sobti, N. K. Arora, and R. Kothari, New Delhi: Springer, 129–173