Đánh giá thực trạng tật khúc xạ ở học sinh trường trung học phổ thông thực hành Cao Nguyên năm 2022 và các yếu tố liên quan
Main Article Content
Đánh giá thực trạng tật khúc xạ ở học sinh trường trung học phổ thông thực hành Cao Nguyên năm 2022 và các yếu tố liên quan
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khảo sát và so sánh hiệu quả của phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng và phẫu thuật ghép kết mạc rời tự thân vùng rìa trong điều trị mộng thịt nguyên phát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát tiến cứu có nhóm chứng, được thực hiện trên 197 mắt từ tháng 6/2020 đến tháng 04/2021 tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, chia thành hai nhóm: nhóm A là lô nghiên cứu thực hiện phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng, nhóm B là lô chứng thực hiện phương pháp ghép kết mạc rời tự thân. Tất cả bệnh nhân được theo dõi tái khám vào thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tái phát của phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng là 9,9% và của phẫu thuật ghép kết mạc rời là 9,4% (P = 0,91). Thời gian phẫu thuật trung bình của hai nhóm lần lượt là 19,56 ± 1,82 và 23,34 ± 1,31 phút (P < 0,001). Không có biến chứng trầm trọng nào ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân xảy ra ở cả hai nhóm. Cả hai kỹ thuật chuyển vạt kết mạc đối xứng và ghép kết mạc rời đều có kết quả như nhau về ngăn ngừa tái phát và biến chứng phẫu thuật trong điều trị mộng thịt nguyên phát. Tuy nhiên, do thời gian phẫu thuật trong kỹ thuật chuyển vạt kết mạc đối xứng ngắn hơn đáng kể, phương pháp này có thể là một lựa chọn tốt hơn cho phẫu thuật mộng thịt nguyên phát.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Hoàng Hữu Khôi (2017). "Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh Trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng", Luận án Tiến sĩ Y học.
- Đỗ Thị Phượng (2018). "Tìm hiểu thực trạng thị lực và các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực của học sinh trường Trung học Cơ sở Phạm Hồng Thái, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai", Tạp chí Giáo dục, số 435(Kỳ 1 – 8/2018), tr 19-23.
- Nguyễn Mạnh Quỳnh và cs. (2017). "Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường Trung học Cơ sở tại nội thành Thành phố Thái Nguyên", Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2017, Hà Nội, tr. 109-110.
- Nguyễn Văn Trung (2015). "Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh thành phố Trà Vinh năm 2014", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; Trà Vinh 2014.
- Gessesse and Teshome (2020). "Prevalence of myopia among secondary school students in Welkite town: South-Western Ethiopia", BMC Ophthalmology; 20:176.
- Hassan Hashemi et al (2017). "Global and regional estimates prevalence of refractive errors: Systematic review and meta-analysis", Journal of Current Ophthalmology 2018; 30: 3-22.
- Jie Zhang et al (2022). "Prevalence of myopia: A large-scale population-based study among children and adolescents in weifang, china", Front. Public Health; 10:924566.
- Li Juan Wu et al (2015). "Prevalence and Associated Factors of Myopia in High-School Students in Beijing", Plos One; 10:1371.
- Prakash Paudel PhD et al (2014). "Prevalence of vision impairment and refractive errors in school children in Ba Ria – Vung Tau province Vietnam", Clinical and Experimental Ophthalmology 2014; 42: 217-226.
- Zhao-Yu Xiang and Hai-Dong Zou (2020). "Recent epidemiology study data of myopia", Hindawi Journal of Ophthalmology, Volume 2020, Article ID 4395278, 12 pages.