Xây dựng một số thí nghiệm trực diện phần điện thuộc chủ đề "năng lượng và sự biến đổi" trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên

Main Article Content

Xây dựng một số thí nghiệm trực diện phần điện thuộc chủ đề "năng lượng và sự biến đổi" trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương
Tôn Thất Trường Nam

Tóm tắt

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trong đó phương pháp dạy học cần phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Các phương pháp dạy học tích cực đều có đặc điểm chung là tăng cường hoạt động theo nhóm và có sự hỗ trợ đa dạng của phương tiện dạy học. Vì vậy, việc trang bị phương tiện dạy học trong đó có thiết bị thí nghiệm là một điều cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng một số bài thí nghiệm trực diện được sử dụng trong phần Điện thuộc chủ đề “Năng lượng và sự biến đổi” trong chương trình môn Khoa học tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bộ thí nghiệm được xây dựng có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng, độ bền cao; các hiện tượng được quan sát rõ ràng và kết quả thí nghiệm ổn định, rõ ràng và dễ đọc, có tính khả thi khi sử dụng trong quá trình dạy học phần Điện thuộc chủ đề “Năng lượng và sự biến đổi” trong chương trình môn Khoa học tự nhiên.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hương, ĐT: 0945758383, Email: thanhhuongtnu@gmail.com.

Tôn Thất Trường Nam

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
  • Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng & Phạm Xuân Quế (2003). Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
  • Nugroho, S.E. & Waslam (2019). Physics experiment activities to stimulate interest in learning physics and reasoning in high school students, Journal of Physics: Conference Series, 6th International Conference on Mathematics, Science, and Education.