Một số đặc điểm dịch tễ của giun xoăn dạ múi khế ở dê nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Một số đặc điểm dịch tễ của giun xoăn dạ múi khế ở dê nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Phạm Thị Tú Anh
Lê Anh Dương
Trần Thị Thanh Vân
Bùi Thị Thanh
Nguyễn Văn Trọng

Tóm tắt


Giun xoăn dạ múi khế ở dê là các loài giun tròn thuộc họ Trichostrongylidae gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành tại 04 xã, phường của thành phố Buôn Ma Thuột để xác định sự lưu hành của những loài giun này. Tổng cộng 360 mẫu phân dê đã được thu thập và xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi. Kết quả cho thấy có 75/360 mẫu nhiễm giun xoăn dạ múi khế chiếm tỷ lệ 20,83%. Trong 04 xã, phường, Hòa Khánh có tỷ lệ nhiễm cao nhất (29,89%) và tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở Cư Êbur (16,13%) (P>0,05). Vào mùa mưa, tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở dê là 25,97% cao hơn mùa khô 7,84% (P<0,05). Dê nuôi theo phương thức bán chăn thả tỷ lệ nhiễm 25,97% cao hơn phương thức nuôi nhốt 16,99% (P<0,05). Tại địa điểm nghiên cứu, chăn nuôi dê với quy mô lớn chưa được người dân đầu tư, chủ yếu nuôi với quy mô vừa và nhỏ, chăn nuôi nông hộ ít nhưng có tỷ lệ nhiễm khá cao 28,57%.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Thị Tú Anh

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Phạm Thị Tú Anh; ĐT:0905801199; E-mail:pttanh@ttn.edu.vn.

Lê Anh Dương

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Trần Thị Thanh Vân

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Bùi Thị Thanh

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Nguyễn Văn Trọng

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Ngọc Đỉnh (2021). Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí số 52, tháng 02-2022, Trường Đại học Tây Nguyên.
  • Nguyễn Văn Diên, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng (2006). Một số nhận xét về giun sán ký sinh đường tiêu hóa của bò tại một số địa điểm ở Đắk Lắk. Khoa học Kỹ thuật Thúy, tập XIII, số 1, trang 54-59.
  • Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điểm, Nguyễn Văn Viết (1997). Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, khí hậu nông nghiệp - Giáo trình Cao học nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, Tr.5.
  • Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996). Ký sinh trùng thú y. NXB nông nghiệp, Hà Nội.
  • Lê Thành Khánh (2018). Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở dê nuôi tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk. Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên.
  • Nguyễn Thị Kim Lan (1998). Biến động nhiễm giun sán đường tiêu hoá ởđàn dê Bắc Thái theo tuổi, mùa vụ và tính biệt. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y,tập V, số 17.
  • Nguyễn Thị Kim Lan (2000). Một số kết quả nghiên cứu về bệnh giun sán đường tiêu hóa của dê địa phương ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học - công nghệ và quản lý kinh tế, số 6.
  • Nguyễn Thị Kim Lan (2008). Ký sinh trùng học thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
  • Phan Địch Lân (1989). Bệnh giun tròn ở động vật nuôi Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
  • Luật chăn nuôi (2018). NXB Chính trị quốc gia sự thật.
  • Trịnh Văn Thịnh (1963). Ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản nông thôn, Hà Nội.
  • Trịnh Văn Thịnh, Phạm Xuân Dụ, Phạm Văn Khuê, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương Công Thuận (1978). Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tậpII, NXBKHKT Hà Nội.
  • Beaver PC, Jung RC, Cupp EW (1984). Clinical Parasitology. Philadelphia, PA: Lea and Febiger; 1984; p 289– 291.
  • Boreham RE, Mc Cowan MJ, Ryan AE, All-worth AM, Robson JM (1995). Human Trichostrongyliasis in Queensland. Pathology. 1995; 27( 2): 182– 185.
  • Inpankaew, T., Schăr, F., Khieu, V., et al (2014). Simple Fecal Flotation Is a Superior Alternative to Quadruple Kato Katz Smear Examination for the Detection of Hookworm Eggs in Human Stool. PLoS Negl Trop Dis 8, 1-6. https://doi.org/10.1371/joumal.pntd.0003313.
  • Skrjabin (1963). Nguyên lý môn giun tròn thú y. (Người dịch: Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh). Nhà xuất bản khoa học và kỹthuật, Hà Nội, 1977, Tr. 186 - 214.
  • Teklye - Bekele (1993). Epidemiology of Endoparasites of small ruminants in Sub – Saharan Africa. Institute of Agricultural research, Addis Ababa (Ethiopia). Proceedings of the Fourth National Livestock Improvement Conference. Addis Ababa (Ethiopia). IAR, P. 7 - 15. 30.
  • Willian M. R. at el (2014). Occurrence of gastrointestinal parasites in goats from the Western Santa Catarina, Brazil.Braz. J. Vet. Parasitol., Jaboticabal, v. 23, n. 1, p. 101-104.