Ảnh hưởng của hai chủng vi khuẩn vùng rễ Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 và Enterobacter mori RDL3B74 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa tím trong điều kiện nhà màng
Main Article Content
Ảnh hưởng của hai chủng vi khuẩn vùng rễ Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 và Enterobacter mori RDL3B74 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa tím trong điều kiện nhà màng
Tóm tắt
Hai chủng vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 và Enterobacter mori RDL3B74 được phân lập từ đất vùng rễ cây lúa tím trồng tại tỉnh Đắk Lắk sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa tím VH1 trong điều kiện nhà màng. Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), một yếu tố, 3 lần nhắc lại. Kết quả ghi nhận, cả hai chủng vi khuẩn nghiên cứu đã làm tăng khả năng tích lũy đạm, phospho trong lá cây lúa. Giai đoạn trổ bông, hàm lượng N% trong lá tăng khoảng 11,18 - 40,08%; hàm lượng P% trong lá tăng từ 22,22 - 82,61% so với công thức đối chứng. Sau 4 tháng chủng nhiễm vi khuẩn, sinh trưởng, phát triển của giống lúa VH1 ở những công thức có chủng các vi khuẩn này cũng tốt hơn: chiều cao cây tăng 4,79 - 19,62%; số lá tăng 6,70 - 23,85%; khối lượng cây tươi tăng 4,04 - 13,64%; chiều dài bông lúa tăng 11,90 - 19,53%; số bông/m2 tăng 8,49 - 22,01%; số hạt/bông tăng 4,56 - 23,64%; tỷ lệ hạt chắc tăng 0,70 - 14,15% và khối lượng 1.000 hạt tăng 1,23 - 5,53%. Do đó, năng suất của cây lúa tím thí nghiệm chủng nhiễm vi khuẩn đạt đến 86,38 tạ/ha, gấp từ 1,23 - 1,71 lần so với ở các công thức đối chứng. Kết quả cho thấy, vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 là chủng vi khuẩn vùng rễ tiềm năng có thể xem xét sử dụng trong việc nghiên cứu sản xuất phân sinh học ứng dụng trong canh tác lúa bền vững.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2001a). Tiêu chuẩn ngành 10TCN 451-2001: Phân tích cây trồng - Phương pháp phân tích Nitơ tổng số. Hà Nội
- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2001b). Tiêu chuẩn ngành 10TCN 453-2001: Phân tích cây trồng - Phương pháp phân tích Photpho tổng số. Hà Nội
- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa số QCVN 01-55: 2011/BNN&PTNT. Hà Nội
- Trương Thị Hùng Cường, Trần Thị Lệ, Huỳnh Thị Thu Thủy (2017). Kết quả nghiên cứu một số giống lúa thuần mới trung ngày tại tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 12/2017, 34-39
- Nguyễn Đức Diện, Nguyễn Lê Ái Vĩnh, Nguyễn Đình San, Võ Hành (2017). Ảnh hưởng của dịch nuôi chủng vi khuẩn lam Nostoc calcicola HN9-1a đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Tám thơm thử nghiệm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 46(3A), 13-19
- Cao Ngọc Điệp (2005). Ảnh hưởng của chủng vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn Pseudomonas spp. trên lúa cao sản trồng trên đất phù sa Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 3, 1-7
- Phạm Quang Hà, Nguyễn Văn Bộ (2013). Sử dụng phân bón trong mối quan hệ với sản xuất lương thực, bảo vệ môi truờng và giảm phát thải khí nhà kính. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3.
- Đào Thanh Hoàng, Nguyễn Hữu Hiệp (2013). Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm trên giống lúa OM4218 được trồng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 29, 9-15
- Nguyễn Thị Minh Huyền (2017a). Quy trình kỹ thuật trồng lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, 3, 1-11
- Nguyễn Thị Minh Huyền (2017b). Kết quả Xây dựng mô hình trồng giống lúa thảo dược VH1 tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, 5, 17-22
- Lê Thanh Phong, Trần Anh Thông (2020). Báo cáo Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật độc hại ở Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh
- Abdel-Aal El, S. M., Young, J. C., Rabalski, I. (2006). Anthocyanin composition in black, blue, pink, purple, and red cereal grains. Journal Agric Food Chem, 54(13), 4696-4704
- Aw, X., Z, L., Wc, L., Zh, Y. (2020). The effect of plant growth-promoting rhizobacteria (PGPR) on arsenic accumulation and the growth of rice plants (Oryza sativa L.). Chemosphere, 242, 125-136
- Callcott, E. T., Blanchard, C. L., Snell, P., Santhakumar, A. B. (2019). The anti-inflammatory and antioxidant effects of pigmented rice consumption in an obese cohort. Food Funct, 10(12), 8016-8025
- Das, K. R., Medhabati, K., Nongalleima, K., Devi, H. S. (2014). The Potential of Dark Purple Scented Rice - From staple food to nutraceutical. Current World Environment, 9(3), 867-876
- Khan, M. M. A., Haque, E., Paul, N. C., Khaleque, M. A., Al-Garni, S. M. S., Rahman, M., Islam, M. T. (2017). Enhancement of Growth and Grain Yield of Rice in Nutrient Deficient Soils by Rice Probiotic Bacteria. Rice Science, 24(5), 264-273
- Olsen, S. R., Sommer L. E. (1982). Phosphorus. Methods of Soil Analysis, Part 2: Chemical and Microbiological Properties, 2nd edition, Agron. Mongr. 9. ASA and SSSA, Madison WI, 403-430
- Page, A. L., Miller, R. H., Keeney, R. D (1982). Methods of soil analysis, Part 2: Chemical and microbiological properties, 2nd edition, American Society of Agronomy Incorporation. USA
- Pengnoi, P., Mahawan, R., Khanongnuch, C., Lumyong, S. (2017). Antioxidant Properties and Production of Monacolin K, Citrinin, and Red Pigments during Solid State Fermentation of Purple Rice (Oryzae sativa) Varieties by Monascus purpureus. Czech J. Food Sci., 35(1), 32-39
- Pusadee, T., Wongtamee, A., Rerkasem, B., Olsen, K., Jamjod, S. (2019). Farmers Drive Genetic Diversity of Thai Purple Rice (Oryza sativa L.) Landraces. Economic Botany, XX(X), 1-10
- Purwanto, Widiatmoko, T., Widjonarko, B. R. (2021), "Net assimilation rate, growth and yield of rice (Oryza sativa L cv Inpago Unsoed 1) with the application of PGPR in different rate of nitrogen", IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science, 653
- Saengsanga, T. (2018). Isolation and Characterization of Indigenous Plant Growth-Promoting Rhizobacteria and Their Effects on Growth at the Early Stage of Thai Jasmine Rice (Oryza sativa L. KDML105). Arabian Journal for Science and Engineering, 43(7), 3.359-3.369
- Souza, R. D., Beneduzi, A., Ambrosini, A., da Costa, P. B., Meyer, J., Vargas, L. K., Passaglia, L. M. P. (2013). The effect of plant growth-promoting rhizobacteria on the growth of rice (Oryza sativa L.) cropped in southern Brazilian fields. Plant and Soil, 366(1), 585-603
- Veeradittakit, J., Jumrus, S., Sringarm, K., Prom-u-thai, C. (2021). Improving nutritional values in purple rice through germination and parboiling processes. Journal of Food Processing and Preservation, 45(2), e14979
- Yamuangmorn, S., Prom-u-Thai, C. (2021). The Potential of High-Anthocyanin Purple Rice as a Functional Ingredient in Human Health. Antioxidants, 10(6)