Tích hợp tư liệu viễn thám và GIS trong theo dõi biến động sử dụng đất tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Tích hợp tư liệu viễn thám và GIS trong theo dõi biến động sử dụng đất tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Phạm Đoàn Phú Quốc
Nguyễn Công Tài Anh
Trần Thị Phượng
Phan Quốc Bảo
Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Tóm tắt


Biến động sử dụng đất và sự thay đổi lớp phủ thực vật là vấn đề quan trọng trong một loạt các vấn đề nghiên cứu về biến đổi môi trường toàn cầu. Nghiên cứu đã tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để xác định diễn biến của quá trình thay đổi sử dụng đất tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2016 - 2021. Kết quả từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho thấy, huyện Ea Súp có tổng diện tích tự nhiên theo phân loại từ ảnh Sentinel-2A là 176.531 ha, được phân thành 6 loại lớp phủ với hệ số K trên 0,6 và sai số toàn cục trên 65% ở cả năm 2016 và 2021. Trong giai đoạn 2016 - 2021, các lớp phủ đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt, đất trồng cây lâu năm giảm 22.706,0 ha, chuyển sang trồng cao su cũng như các loại cây hàng năm canh tác dựa vào nước trời do sự khan hiếm nguồn nước kể từ đợt hạn hán tàn khốc xảy ra năm 2016; diện tích đất lâm nghiệp tăng lên đáng kể với 23.615,30 ha bởi công tác quản lý và bảo vệ rừng đã được các cấp chính quyền quan tâm. Quá trình tham vấn các cơ quan chức năng đã củng cố thêm các giải pháp tăng cường việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Ea Súp. Nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng các hệ thống, công trình thủy lợi phục vụ tưới tại địa phương.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Đoàn Phú Quốc

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Công Tài Anh

11/9 Ama Sa, Phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột

Trần Thị Phượng

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Phan Quốc Bảo

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Quyên; ĐT: 0963003316; Email: ntnquyen@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Trương Quang Hiển, Ngô Anh Tú, Trần Văn Lành (2016). Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong nghiên cứu biến động đất đai tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 120, số 6.
  • Bảo Huy (2009). GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Thị Thanh Hương (2015). Ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên rừng, NXB Thông Tấn, ISBN: 978-604-945-110-2.
  • Nguyễn Ngọc Phi (2009). Ứng dụng viễn thám theo dõi biến động đất đô thị của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc năm 2011.
  • Lê Văn Trung (2015). Giáo trình viễn thám, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Lê Thị Thùy Vân (2010). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để xác định biến động đất đai trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2003-2008. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  • Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí, Nguyễn Khánh Vân và Nguyễn Thị Song Bình (2013). Đánh giá sự thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2000-2011 và xu hướng thay đổi trong tương lai trên vùng đất phèn tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, (27), 72-79.
  • Bjorn Prenzel (2003). Remote sensing-based quantification of land-cover and land-use change for planning, Department of Geography, York University, Canada.
  • Huyen, N. T., Viet, P. B., and Nguyen, L. D. (2020). CHAPTER 10 Assessing the Applicability of Radar and Optical Images in Monitoring a Mangrove Forest: A Case Study of Ca Mau Province, Vietnam. In J. Inocencio E. Buot (Ed.), Methodologies Supportive of Sustainable Development in Agriculture and Natural Resources Managementt: Selected Cases in Southeast Asia (pp. 181–192). SEARCA.
  • Sundarakumar K., Harika M., Aspiya Begum SK., Yamini S., Balakrishna K. (2012). Land use/land cover changes detection and urban sprawl analysis of Vijayawada city using multi temporal Landsat data. Journal of Engineering Science and Technology Vol. 4 No.01(1):166-174.
  • Muller D. (2004). From Agriculture expansion to intensification: Rural development and determinants of land use change in the Central Highlands of Viet Nam. Deutsche Gesellschaft fur Press, Eschborn.
  • Navulur, K. (2007). Multispectral image analysis using object-oriented paradigm. CRC Press, 206p.
  • Pham, T. D., Yokoya, N., Bui, D. T., Yoshino, K., and Friess, D. A. (2019). Remote sensing approaches for monitoring mangrove species, structure, and biomass: Opportunities and challenges. Remote Sensing, 11(3), 24.
  • Selcuk Reis (2008), Analyzing Land Use/Land Cover Chang Using Remote Sensing and GIS in Rize, North-East Turkey, Aksaray University, Turkey.
  • Tayyebi A., Delavar R. M., Saeedi S., Amini J., Alinia S. H. (2008). Monitoring land use change by multi-temporal Landsat remote sensing image, University of Tehran, Iran.
  • Van der Meer, F. D and S.M. de Jong (2001). Imaging Spectrometry: Basic Principles and Prospective Application. Bookseries Remote sensing and Digital Image Processing Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, Vol. 4, 403 pp.