Hiệu quả của xà cừ (Khaya senegalensis) trong phòng trị bệnh ghẻ trên chó

Main Article Content

Hiệu quả của xà cừ (Khaya senegalensis) trong phòng trị bệnh ghẻ trên chó

Tác giả

Hoàng Thị Anh Phương

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát những điều kiện tối ưu ảnh hưởng hiệu quả hoạt tính cao dược liệu Xà cừ trong quá trình chiết xuất và đánh giá hiệu quả của xà phòng Xà cừ trong điều trị và phòng bệnh cho chó mắc ghẻ. Dược liệu Xà cừ được rửa sạch, phơi khô, sau đó ngâm trong dung môi nước và ethanol 40, 50, 60, 70, 80, 90, và tiến hành trích ly bằng máy cô quay chân không để thu cao dược liệu. Cao Xà cừ pha loãng 1% và được sử dụng thử nghiệm hiệu quả diệt ghẻ, sau đó điều chế xà phòng trong thử nghiệm phòng và điều trị bệnh ghẻ trên chó. Kết quả nghiên cứu cho thấy dược liệu Xà cừ có hiệu quả trong diệt con ghẻ, thời gian gây chết 100% ghẻ của dịch chiết Xà cừ bằng dung môi ethanol tại các nồng độ 40 - 50, 60, 70 - 90, và dịch chiết Xà cừ bằng dung môi nước tương ứng là 12, 5, 3, và 3 giờ. Xà phòng dược liệu Xà cừ (5 - 7%) có hiệu quả điều trị bệnh ghẻ sau 5 – 7 ngày điều trị tắm cho chó. Chó tắm xà phòng Xà cừ - E70, 80, 90 với tần suất 1 tháng/lần và trong 6 tháng liên tục không thấy xuất hiện bệnh ghẻ.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử Tác giả

Hoàng Thị Anh Phương

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Anh Phương; ĐT: 0834626465; Email: htaphuong@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Trần Đức Hoàn, Nguyễn Thị Hương Giang, Hồ Thu Hiền, Nguyễn Việt Đức & Tạ Ngọc Sơn (2019). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ghẻ trên chó tại thành phố Vinh, Nghệ An. Khoa học kỹ thuật thú y, 26(8), 63-70
  • Nguyễn Thị Kim Lan (2012). Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp
  • Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
  • Atawodi, S. E., Atawodi, J. C., Pala, Y., & Idakwo, P. (2009). Assessment of the polyphenol profile and antioxidant properties of leaves, stem and root barks of Khaya senegalensis. Electronic Journal of Biology, 5(4), 80-84
  • Kolawole, O. T., Akiibinu, M. O., Ayankunle, A. A., & Awe, E. O. (2013). Evaluation of antiinflammatory and antinociceptive potentials of Khaya senegalensis A. Juss (Meliaceae) stem bark aqueous extract. British Journal of Medicine and Medical Research, 3(2), 216-229
  • Marius, L., Salfo, O., Noufou, O., Lazare, B., Laurent, B. A. G., Benjamin, O., ... & Pierre, G. I. (2020). Vermicides activities of trunk barks and leaves of Khaya senegalensis A. Juss (Meliaceae). World Journal of Advanced Research and Reviews, 5(3), 064-073.
  • Nwosu, C. U., Hassan, S. W., Abubakar, M. G., & Ebbo, A. A. (2012). Anti-diarrhoeal and toxicological studies of leaf extracts of Khaya senegalensis. Journal of Pharmacology and Toxicology, 7(1), 1-10
  • Sani, A. A., Alemika, T. E., Zakama, S., Wagami, J. M., Barau, M., & Ilyas, M. (2012). Phytochemical screening and thin layer chromatography of the leaves of Khaya senegalensis (dry zone mahogany) Meliaceae. Journal of Pharmacy & Bioresources, 9(1), 20-23
  • Terada, Y., Murayama, N., Ikemura, H., Morita, T., & Nagata, M. (2010). Sarcoptes scabiei var. canis refractory to ivermectin treatment in two dogs. Veterinary dermatology, 21(6), 608-612
  • Umar, I. A., Ibrahim, M. A., Fari, N. A., Isah, S., & Balogun, D. A. (2010). In vitro and in vivo antiTrypanosoma evansi activities of extracts from different parts of Khaya senegalensis. J Cell Animal Biol, 4(6), 91-5
  • Voyvoda, H., Ulutas, B., Eren, H., Karagenc, T., & Bayramli, G. (2005). Use of doramectin for treatment of sarcoptic mange in five Angora rabbits. Veterinary dermatology, 16(4), 285-288