Đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân gây bệnh chết héo cây keo lai (Acacia hybrid) tại xã Ea Trang, huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân gây bệnh chết héo cây keo lai (Acacia hybrid) tại xã Ea Trang, huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Chung Như Anh

Tóm tắt

Diện tích rừng trồng các loài Keo ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn với khoảng hơn 02 triệu ha. Những năm gần đây rừng trồng Keo lai đã bị những thiệt hại rất lớn do bệnh chết héo gây ra. Với tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên rừng trồng ngày càng nghiêm trọng, nên rất cần xác định mức độ gây hại và nguyên nhân gây bệnh để có các giải pháp quản lý hiệu quả và kịp thời. Kết quả điều tra cho thấy Keo lai bị bệnh chết héo có tỷ lệ trung bình dao động 10,8% - 21,9 % , chỉ số bệnh hại trung bình dao động từ 6,4 – 13,1% và chỉ số tổn thất cho thấy mức độ hại của bệnh ở mức hại nhẹ. Từ đặc điểm về triệu chứng, hình thái của nấm được quan sát cho thấy nấm gây bệnh chết héo cây Keo lai xác định là Ceratocystis sp. Loài nấm này gây hại rừng trồng Keo lai với triệu chứng điển hình là trên vỏ của thân hoặc cành cây bị bệnh có những vết loét, gỗ bị thâm đen hoặc xanh đen, có chảy nhựa hoặc sùi bọt vào mùa mưa. Khi cây bị bệnh, tán lá bị héo dần và treo trên cây, sau một thời gian bị chết lá rụng hoàn toàn. Cấu trúc quả thể chứa túi bào tử và bào tử túi có dạng hình cầu hoặc gần cầu, có màu nâu đen đến đen, đường kính phần rộng nhất 145- 280 µm. Cổ nấm màu nâu đen, có chiều dài 250 - 660 µm.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử Tác giả

Chung Như Anh

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Chung Như Anh; ĐT: 0973794488; Email: cnanh@ttn.edu.vn

Tài liệu tham khảo

  • Anh Tuấn (2022). Giá gỗ keo nguyên liệu ở Đắk Lắk tăng cao. Trang thông tin kinh tế của TTXVN. Truy cập vào ngày 11/10/2022, từ https://bnews.vn/gia-go-keo-nguyen-lieu-o-dak-lak-tang-cao/261583.html
  • Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu (2016). "Bệnh chết héo bạch đàn tại Việt Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (6), tr. 119-123.
  • Nguyễn Minh Chí, Phạm Quang Thu, Phạm Đức Huy & Nguyễn Tuấn Anh (2020). Hiện trạng bệnh chết héo rừng trồng Keo tại Tổng công ty giấy Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2, 91-100.
  • Cục Bảo vệ Thực vật (2015). Công văn số 2400/BVTV-QLSVGHR ngày 01/12/2015 của về việc báo cáo tình hình một số dịch hại mới nổi và kết quả phòng chống.
  • Phạm Quang Thu (2016). Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 1/2016:4257-4264.
  • Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí và Trần Thị Thanh Tâm (2016). Bệnh chết héo keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng tại Việt Nam. Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2:134-140
  • Phạm Quang Thu, Đặng Nhu Quỳnh và Bernard Dell (2012). Nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo các loài Keo (Acacia spp.) cây trồng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Tạp chí Bảo vệ thực vật, (5): 24-29.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (2013). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8928:2013, Phòng trừ bệnh hại cây rừng.
  • Ake, S., Darbon, H., Grillet, L. and Lambert, C. (1992). "Fimbriatan, a protein from Ceratocystis fimbriata", Phytochemistry, 31(4), pp. 1199-1202.
  • Brawner, J., Japarudin, Y., Lapammu, M., Rauf, R., Boden, D., Wingfield, M.J. (2015). "Evaluating the inheritance of Ceratocystis acaciivora symptom expression in a diverse Acacia mangium breeding population". Southern Forest, 77(1), pp. 83-90.
  • Harwood, C.E and Nambiar, E.K.S., (2014). Productivity of acacia and eucalypt plantations in South East Asia. 2. trends and variations, International Forestry Review, Vol.16(2), pp. 249-260.
  • Harrington, T.C. (2009). "The genus Ceratocystis. Where does the oak wilt fungus fit?" In: Billings, R.F. and Appel, D.N. (eds) National Oak Wilt Symposium, The Proceedings of the Second National Oak Wilt Symposium, Texas Forest Service Publication 166, College Station, Texas, pp. 21-35.
  • Heath, R.N., Meke, G. and Mbaga, A. (2009). Ceratocystis species on Acacia mearnsii and Eucalyptus spp. in eastern and southern Africa including six new species. Fungal Divers 34:41–67
  • Kile, G.A., (1993). "Plant diseases caused by species of Ceratocystis sensu stricto and Chalara", In: Wingfield, M.J., Seifert, K.A., Webber, J.F. (Eds.), Ceratocystis and Ophiostoma: Taxonomy, Ecology and Pathogenicity. The American Phytopathology Society, St. Paul, Minnesota, pp. 173-183.
  • MARD (2019). Wood processing industry, wood and forest product export in 2018-Successes. Lessons learned. Breakthrough solutions in 2019; Ministry of Agriculture and Rural Development: Hanoi, Vietnam, p.10
  • Tarigan, M., Van Wyk, M., Roux, J., Tjahjono, B. and Wingfield, M.J. (2010). "Three new Ceratocystis spp. in the Ceratocystis moniliformis complex from wounds on Acacia mangium and A. crassicarpa", Mycoscience, (51), pp. 53-67.
  • Tarigan, M., Roux, J., Van Wyk, M., Tjahjono, B. and Wingfield, M.J. (2011a). "A new wilt and die-back disease of Acacia mangium associated with Ceratocystis manginecans and C. acaciivora sp. nov. in Indonesia", South African Journal of Botany, 77(2), pp. 292-304.
  • Tarigan, M., Yuliarto, M., Gafur, A., Wong, C.Y. and Sharma, M. (2016). "Other Acacia species as a source of resistance to Ceratocystis", Workshop Ceratocystis in tropical hardwood plantations, February 15-18, 2016, Yogyakarta, Indonesia, pp. 31-32.
  • Wingfield, M.J., Carolien, D.B., Christa, V. and Brenda, D.W. (1996). "A New Ceratocystis species defined using morphological and ribosomal DNA sequence comparisons", Systematic and Applied Microbiology, 19(2), pp. 191202.