Xác định tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Xác định tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Lê Huỳnh Phương Trinh
Nguyễn Văn Dũng

Tóm tắt

Định lượng HbA1c là phương pháp được lựa chọn theo dõi kiểm soát đái tháo đường nhằm để ngăn ngừa và làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c ở 247 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị tại phòng khám nội Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên, từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2022. Với độ tuổi trung bình 63,1 ± 10,7 và số tuổi nhỏ nhất là 26, số tuổi lớn nhất là 91; số năm mắc bệnh đái tháo đường 6,27 ± 5,03; giới nữ 167 người (67,4%) và nam 80 người (32,4%). Kết quả là có 21 bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1c chiếm 8,5%, và 226 bệnh nhân không đạt mục tiêu HbA1c chiếm 91,5%. Tỷ lệ glucose máu đói đạt mục tiêu điều trị là 37,2% (92 bệnh nhân), tỷ lệ không đạt mục tiêu là 62,8% (155 bệnh nhân). Yếu tố liên quan đến đạt mục tiêu HbA1c có ý nghĩa thống kê là thời gian mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số khối cơ thể (BMI) và glucose máu đói.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Lê Huỳnh Phương Trinh

Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Lê Huỳnh Phương Trinh; ĐT: 0386551432; Email: phuongtrinh95.vn@gmail.com.

Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • American Diabetes Association (2021). Standards of Medical Care in Diabetes-2021. The Jounal of Clinical and Applied Research and Education, 44(1), p 51-232.
  • Cà, P. T., Lâm, N. T., & Lam, T. V. (2020). Quản lý, điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đướng type 2 tại Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ (Hậu Giang). Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, 39, 1-9. doi: DOI: 10.47122/vjde.2020.39.7
  • Erdembileg Anuurad, Shiwaku, K., Nogi, A., Kitajima, K., Enkhmaa, B., Shimono, K., & Yamane, Y. (2003). The New BMI Criteria for Asian by the regional Office for the Western Pacific Region of WHO are suitable for screening of overweight to Prevent Metabolic syndrome in Elder Japanese. Jounal occupational Health, 43, 335-343. doi: DOI: 10.1539/joh.45.335
  • Hari Kumar, K. V. S., & Modi, K. D. (2016). A1c, blood pressure and cholesterol goal achievement in patients of Type 2 diabetes. Department of Endocrinology Medical Journal of Dr. D.Y. Patil University, 1-5. doi: 10.4103/0975-2870.177659
  • Hoàng, M. Q., Phát, M. T., & Nam, T. Q. (2019). Khảo sát tình hình tăng triglyceride máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(1), 1-5.
  • International Diabetes Federation (2006). The IDF consensus worldwide definition of the METABOLIC SYNDROME. 8-24.
  • Iván Cavero-Redondo, Barbara Peleteiro, Celia Álvarez-Bueno, Fernando Rodriguez-Artalejo, & Martínez-Vizcaíno, V. (2017). Glycated haemoglobin A1c as a risk factor of cardiovascular outcomes and all-cause mortality in diabetic and non-diabetic populations: a systematic review and metaanalysi. BMJ Open, 1-11. doi: doi:10.1136/bmjopen-2017-015949
  • Thảo, N. V., Viên, B. Á., & Nhân, V. T. (2019). Tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c, huyết áp và LDL-c ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh(23(1)), 1-5.
  • World Health Organization (2016). GLOBAL REPORT ON DIABETES. 1-88.
  • Hirohide, Y., Khue, N. T., Aya, G., Nam, T. Q., Khoa, T. T. T., Khoa, V. T., . . . Seiji, Y. (2010). Diabetes Control among Vietnamese Patients in Ho Chi Minh City: An Observational Cross-Sectional Study. International Electronic Journal of Health Education, 13, 1-13.