Quy trình tích hợp nội dung giáo dục STEM trong giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Quy trình tích hợp nội dung giáo dục STEM trong giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Nguyễn Hữu Hiếu
Vũ Trọng Hào

Tóm tắt

Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận, điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học và phương pháp chuyên gia, bài báo nghiên cứu và đề xuất quy trình tích hợp nội dung giáo dục STEM trong giảng dạy cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH) - Trường Đại học Tây Nguyên. Bài báo tập trung nghiên cứu lý luận về giáo dục STEM, dạy học STEM cấp Tiểu học, vấn đề tích hợp giảng dạy nội dung giáo dục STEM cho SV,… Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát giảng viên về thực trạng giảng dạy nội dung giáo dục STEM cho SV ngành GDTH tại Trường Đại học Tây Nguyên, xin ý kiến chuyên gia về quy trình tích hợp nội dung giáo dục STEM trong giảng dạy cho SV ngành GDTH. Dựa trên các cơ sở đó, bài báo xây dựng quy trình tích hợp nội dung giáo dục STEM trong giảng dạy cho SV ngành GDTH - Trường Đại học Tây Nguyên gồm 6 bước: (1) Xác định đối tượng và địa chỉ tích hợp; (2) Xác định khung năng lực (NL) dạy học STEM cần hình thành cho SV; (3) Xây dựng nội dung tích hợp giáo dục STEM trong giảng dạy cho SV ngành GDTH; (4) Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy; (5) Tổ chức tích hợp trong học phần cụ thể; (6) Đánh giá NL dạy học STEM của SV. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đề xuất khung NL dạy học STEM cho SV ngành GDTH và các công cụ để thực hiện quy trình.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Hữu Hiếu

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Hiếu; ĐT: 0963753678; Email: nhhieu@ttn.edu.vn.

Vũ Trọng Hào

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết số 29/NQTW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  • Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2016). Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm
  • Nguyễn Văn Biên (2019). Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam
  • Bộ GD&ĐT (2014). Tài liệu hội thảo Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển NL học sinh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội
  • Bộ GD&ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
  • Bộ GD&ĐT (2019). Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học
  • Chính phủ (2017). Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường NL tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
  • Chính phủ (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/05/2018 về phê duyệt đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025"
  • Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
  • Chính phủ (2022). Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 về phê duyệt đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030"
  • Nguyễn Thị Nga (Chủ biên, 2019). Hướng dẫn dạy học theo định hướng giáo dục STEM, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
  • James H. Stronge (2011). Những phầm chất của người giáo viên hiệu quả (Lê Văn Cảnh dịch), NXB Giáo dục
  • Nguyễn Thị Thùy Trang (2021). Phát triển NL dạy học STEM cho SV sư phạm hóa học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường Đại học Tây Nguyên (2021). Chương trình đào tạo ngành GDTH