Nâng cao vai trò của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Main Article Content

Nâng cao vai trò của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Tác giả

Lê Thị Hồng Hạnh
Bùi Thị Thu

Tóm tắt

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp cùng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành. Bài viết đề cập đến vấn đề nâng cao vai trò của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên - một vấn đề có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên trong tình hình hiện nay. Dựa trên việc phân tích vai trò quan trọng hàng đầu của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và làm rõ nội dung phương thức biểu hiện giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong giữ gìn, phát huy văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đề ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong điều kiện hiện nay.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nhân văn
Tiểu sử của Tác giả

Lê Thị Hồng Hạnh

Khoa Lý Luận Chính Trị, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Lê Thị Hồng Hạnh; ĐT: 0935882303; Email: lthhanh@ttn.edu.vn.

Bùi Thị Thu

Trường THCS Đắk Nang, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Tài liệu tham khảo

  • Đảng Cộng sản Việt Nam (2021a). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
  • Đảng Cộng sản Việt Nam (2021b). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
  • Bùi Minh Đạo (2017). Vai trò của các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
  • Bùi Minh Đạo (2020). Góp phần nghiên cứu phát triển bền vững các dân tộc thiểu số tại chỗ ở vùng Trường Sơn Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
  • Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng & Vũ Đình Lợi (1982). Đại cương về các dân tộc Êđê, M'Nông ở Đắk Lắk, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
  • Bùi Thị Hoà (2015). Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay, NXB Phụ nữ, Hà Nội
  • Georges Condiminas (Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà và Nguyễn Thu Phương dịch) (2003). Chúng tôi ăn rừng, NXB Thế Giới, Hà Nội
  • Đỗ Hồng Kỳ (2012). Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2012
  • Ngô Đức Thịnh (1998). Luật tục M'Nông (Tập quán pháp), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
  • Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và Nguyễn Hữu Thấu (2012). Luật tục Êđê (tập quán pháp), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
  • Ngô Đức Thịnh (2007). Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2022). Văn bản về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, số 389/UBND-NL, 4-03-2022, Gia Lai. https://baochinhphu.vn/giai-phap-can-co-cho-nhung-thach-thuc-moi-truong-vung-tay-nguyen-102221116201037467.htm