Thực hành phản tư trong dạy ngoại ngữ tại trường Đại học Tây Nguyên
Main Article Content
Thực hành phản tư trong dạy ngoại ngữ tại trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt
Thực hành phản tư đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chuyên môn và nghề nghiệp của giảng viên ngoại ngữ tại trường Đại học Tây Nguyên. Việc thực hành phản tư trong dạy ngoại ngữ tại trường, nếu được thực hiện tốt, sẽ có thể đảm bảo việc dạy học được cải tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu về đào tạo của nhà trường. Vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành điều tra thực tế thực hành phản tư trong dạy học ngoại ngữ tại trường Đại học Tây Nguyên. Dữ liệu định lượng được thu thập từ 24 giảng viên ngoại ngữ bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu mức độ phản tư và các công cụ phản tư được sử dụng, sau đó nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng câu hỏi mở để tìm hiểu nhận thức của giảng viên về thực hành phản tư và nguyên nhân lựa chọn các công cụ phản tư. Kết quả cho thấy mức độ thực hành phản tư của giảng viên tham gia khảo sát là cao nhất ở Triết lý giảng dạy với M=3,8929 (SD=0,528) và thấp nhất ở Tư duy phản biện với M=3,2321 (SD=0,676). Mức độ thực hành phản tư thay đổi theo nhóm kinh nghiệm giảng dạy khác nhau, cụ thể nhóm N1 (≤10 năm) là cao nhất với 3,4722 ≤ MK ≤4,1905 và giảm dần ở các nhóm kinh nghiệm giảng dạy lâu năm hơn. Bên cạnh đó, công cụ phản tư phổ biến nhất được giảng viên lựa chọn là công cụ Hồ sơ giảng dạy và công cụ Thảo luận dựa vào tính hiệu quả, linh hoạt, và dễ sử dụng của công cụ.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Huynh, T. M. D. (2018). Vấn đề chiêm nghiệm của giảng viên trong dạy Tiếng Anh. Tạp chí nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, trường Đại học Tây Đô. 04: 57-66.
- Lê, T. L., Nguyễn, T. T. H., Nguyễn, V. H., Tô, T. H. L. (2020). Các phương pháp phản tư trong việc tìm hiểu bản sắc giáo viên của sinh viên Việt Nam được thể hiện trong kì thực tập sư phạm. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 17(5), 856-866.
- Nguyen, T. H. N. (2015). Chiêm nghiệm – một biện pháp hiệu quả để phát triển chuyên môn cho giảng viên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 97-101.
- Akbari, R., Behzadpoor, F., Dadvand, B. (2010). Development of English language teaching reflection inventory. System 38(2), 211-227.
- Dewey, J. (1933). How we think: A restatement of the relation of reflective thinking to the educative process. New York: Heath and company.
- Farrell, T. S. C. (2018). Reflective Practice for Language Teachers. The TESOL Encyclopedia of English Language Teaching, First Edition. John Wiley & Sons, Inc. DOI: 10.1002/9781118784235.eelt087
- Farrell, T. S. C. (2014). Reflective practice in ESL teacher development groups: From practices to principles. Basingstoke, England: Palgrave Macmillan.
- Farrell, T.S.C. (2015). Promoting reflection in second language education: A framework for TESOL professionals. New York: Routledge.
- Farrell, T. S.C. (2018). Reflective practice for Language teachers. The Tesol Encyclopedia of English Language Teaching, First Edition. John Wiley&Sons, Inc.
- Mirzaei, F., Phang, F.A., Kashefi, H. (2014). Measuring Teachers Reflective Thinking Skills. Procedia - Social and Behavioral Sciences. 141, 640–647.
- Parker, W.C. (1984). Developing teacher's decision making. Journal of Experimental Education. 52, 4: 220-6.
- Richards, J.C., Lockhart, C. (1996). Reflective Teaching in Second Language Classrooms. Cambridge University Press. New York.
- Schön, D.A. (1983). The reflective practitioner: How professionals think in action. New York: Basic Books.
- Schön, D.A. (1987). Educating the reflective practitioner. San Francisco: Jossey‐Bass.
- Xerri, D., Campbell, C. (2015). The Contribution of Portfolios to Professional Development in TESOL: An Investigation into Teachers' Beliefs and Attitudes. Language in Focus. DOI:10.1515/ lifijsal-2015-0005.