Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
Main Article Content
Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tự tử. Sinh viên là đối tượng dễ mắc trầm cảm do chịu nhiều áp lực từ môi trường đại học. Tuy nhiên rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên còn ít được đề cập ở trường Đại học Tây Nguyên. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên một mẫu ngẫu nhiên gồm 775 sinh viên đang theo học các ngành Y đa khoa, Sư phạm, Ngoại ngữ và Kinh tế. Các sinh viên được đánh giá rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan thông qua bộ câu hỏi tự điền DASS-21. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở sinh viên là 48,4% (KTC95%: 44,9%-51,9%). Trong đó 39,9% có các rối loạn trầm cảm ở mức nhẹ hoặc vừa, và 8,5% ở mức độ nặng hoặc rất nặng. Những yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm là người dân tộc thiểu số, tính cách hướng nội, ít tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ, áp lực học tập, điểm trung bình tích lũy < 2,5, định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp không rõ ràng. Cần có những giải pháp hỗ trợ từ nhà trường, gia đình, xã hội và tự thân sinh viên để giảm thiểu những hệ quả do rối loạn trầm cảm.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Lê Thị Vũ Huyền. (2021). Trầm cảm theo thang DASS 21 ở sinh viên hệ bác sĩ y khoa năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 - 2021 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam, 509(2), 5.
- Ngô Thị Diệu Hường và cộng sự. (2022). Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học phổ thông thành phố Huế năm học 2020 - 2021. Tạp Chí Y học Dự Phòng, 32(3), 85.
- Tô Gia Kiên và cộng sự. (2019). Trầm cảm ở sinh viên khoa Y tế Công Cộng. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(2).
- Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự. (2016). Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2016. Tạp Chí Y học Dự Phòng, 14(187), 153-158.
- Nguyễn Thái Sang, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh. (2020). Tỷ lệ stress và chiến lược ứng phó của sinh viên y học dự phòng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 24(1), 48-54.
- Nguyễn Minh Tú và cộng sự. (2018). Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với trầm cảm, lo âu, và stress ở sinh viên ngành y đa khoa trường đại học y dược Huế năm 2018. Tạp Chí Y học Dự Phòng, 28(8).
- Hosmer D. W., & et al.. (2013). Applied logistic regression (3nd ed.). New York: Wiley.
- Ibrahim, A. K., & et al. (2013). A systematic review of studies of depression prevalence in university students. J Psychiatr Res, 47(3), 391-400. doi:10.1016/j.jpsychires.2012.11.015
- Quang Duc Tran., & et al. (2022). Depression prevalence in Vietnam during the Covid-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis. Ethics Med Public Health, 23, 100806. doi:10.1016/j. jemep.2022.100806
- Thach Duc Tran., & et al. (2013). Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC Psychiatry, 13(24). doi:10.1186/1471- 244X-13-24
- WHO (2022). Depression. Retrieved from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression