Ý thức pháp luật của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên hiện nay
Main Article Content
Ý thức pháp luật của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên hiện nay
Tóm tắt
Với tầm nhìn đến năm 2030, trường Đại học Tây Nguyên sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông - lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội và thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên là một việc vô cùng quan trọng nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có năng lực làm chủ cuộc sống và chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình trước xã hội. Từ đó đặt ra vấn đề là cần có một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên nói chung, sinh viên trường Đại học Tây Nguyên nói riêng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm “ý thức pháp luật” và cấu trúc của ý thức pháp luật, chỉ ra thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên và bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005). Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII. NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Đoan (2011). Ý thức pháp luật. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đào Duy Tấn (2003). Sự hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trường Đại học Tây Nguyên (2021). Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 trường Đại học Tây Nguyên. Trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.