Đặc điểm lâm sàng, một số biến chứng và phương pháp điều trị sơ sinh non tháng tại đơn vị hồi sức nhi sơ sinh Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021

Main Article Content

Đặc điểm lâm sàng, một số biến chứng và phương pháp điều trị sơ sinh non tháng tại đơn vị hồi sức nhi sơ sinh Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021

Tác giả

Lê Thị Lệ Thủy

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát về mô hình bệnh tật, phương pháp và hiệu quả điều trị sơ sinh non tháng tại bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên năm 2021, thực hiện từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021 trên 206 trẻ sơ sinh non tháng điều trị nội trú với phương pháp mô tả hàng loạt cases bệnh. Kết quả cho thấy: nhập viện trung bình ở 32 - 33 tuần thai, cân nặng trung bình 1684.22 + 459.94 gram, gặp ở 91,7% mẹ sinh non chưa được tiêm corticoid trước sinh, vào viện với suy hô hấp 90,8%), hạ thân nhiệt gặp lớn nhất ở nhóm < 28 tuần (72,2%), biến chứng hay gặp là nhiễm trùng huyết muộn và bệnh màng trong (36,9% và 23,3%), được xử trí NCPAP (72,8%), thở máy (29,6%), tỷ lệ bơm sulfactant lần lượt ở các nhóm < 28 tuần, 28 - < 32 tuần và 32 - <34 tuần là 16,7 %, 15,4% và 15,8%. Truyền hồng cầu và huyết tương đa phần ở nhóm tuổi 28- < 32 tuần tuổi thai (44,2% và 36,5%), p< 0,05. Trẻ càng non tháng thời gian điều trị càng dài, đặc biệt ở nhóm 28 - < 32 tuần ( trung bình 25,94 + 12,75 ngày), tỷ lệ sống (78,6%), tử vong (18,4%)%. Ở nhóm tuổi < 28 tuần tỷ lệ tử vong lên tới 83,3%, p < 0,05.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử Tác giả

Lê Thị Lệ Thủy

Khoa Y dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Lê Thị Lệ Thuỷ, ĐT: 0935533015, Email: lethuystreet@gmail.com.

Tài liệu tham khảo

  • Bình, H.T.T. (2015). Trẻ sơ sinh sinh rất non suy hô hấp cấp: kết quả và chi phí điều trị. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Nhi khoa mở rộng bệnh viện Nhi đồng 2 lần thứ XXIII, tr 189 – 194.
  • Lutz, T., Buckmaster, A., Bowen, J., Kluckow, M. and Wright, I. (2013). Need for intensive care for neonates born between 29 and 34 weeks inclusive gestation. Journal of Paediatrics and Child Health, 49, pp. 125–130.
  • Martin, J.A., Hamilton, B.E., Osterman, M.J.K., Driscoll, A.K. & Mathews, T.J. (2015). Final Data for 2015. Natl Vital Stat Rep 66(1):1–69, 2017.
  • Thượng, T.C. (2009). Mô hình bệnh tật sơ sinh tại Khoa Săn Sóc Tăng Cường Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 5.
  • Thượng, T.C. (2011). Đánh giá kết quả điều trị và chi phí – hiệu quả Khoa Săn Sóc Tăng Cường Sơ Sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trung, L.N.N. (2016). Kết quả điều trị trẻ sơ sinh sinh non 26 - 34 tuần tuổi thai tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 20, số 2.
  • World Health Organizatione - WHO (2013). Guidelines for the Management of Common Childhood Illnesses. Pocket Book of Hospital Care for Children, 2nd edition. Retrieved from https://www.ncbi. nlm.nih.gov/books/NBK154443/.
  • World Health Organization - WHO (2018). Preterm birth. Retrieved from: https://www.who.int/newsroom/fact-sheets/detail/preterm-birth.