Đánh giá xác suất phát hiện loài và sự chiếm cứ điểm của Thằn lằn bóng đốm (Eutropis Macularius) ở vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Đánh giá xác suất phát hiện loài và sự chiếm cứ điểm của Thằn lằn bóng đốm (Eutropis Macularius) ở vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Trương Bá Phong
Ngô Đắc Chứng
Ngô Văn Bình

Tóm tắt

Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularius) là một trong 5 loài thuộc giống Thằn lằn bóng (Eutropis Fitzinger, 1843) tại Việt Nam. Đây là loài bò sát có ích trong các hệ sinh thái ở cạn. Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan đến xác suất phát hiện loài và sự chiếm cứ điểm của loài này trên thế giới và ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đã thiết kế 72 ô tiêu chuẩn và đã thực hiện 10 lần khảo sát định kỳ trong mùa khô từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 tại Vườn Quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk. Sử dụng phần mềm PRESENCE 12.10 để xây dựng và chọn lọc các mô hình trên cơ sở dữ liệu phát hiện loài “1” và không phát hiện loài “0”. Kết quả cho thấy xác suất phát hiện loài E. macularius khi liên kết với các khảo sát cụ thể và các yếu tố môi trường từ mô hình có nhiều thông số nhất là 0,6054, cao hơn (khoảng 11,80 %) xác suất phát hiện loài “thuần túy” là 0,5417. Tổng AIC weight (RK) chiếm 60,14% cao gấp 1,6 lần tổng AIC weight (RT) (chiếm 36,87%); tổng AIC weight (ND) bằng 0,2325 trong khi tổng AIC weight (N) bằng 0,9246 và tổng AIC weight (M) và (KXD) lần lượt bằng 0,4232 và 0,6786. Điều này cho thấy xác suất phát hiện loài Thằn lằn bóng đốm bị ảnh hưởng bởi các biến ảnh hưởng của điểm và biến ảnh hưởng của mẫu. Trong đó, hệ sinh thái rừng khộp là môi trường sống tối ưu cho loài E. macularius. Cả hai yếu tố nhiệt độ, tình hình thời tiết (nắng, mưa và nắng mưa không xác định được) có tầm ảnh hưởng quan trọng đến xác suất phát hiện loài E. macularius ở Vườn Quốc gia Yok Don.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Trương Bá Phong

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trương Bá Phong; ĐT: 0823588277; Email: tbphong@ttn.edu.vn.

Ngô Đắc Chứng

Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Ngô Văn Bình

Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Tài liệu tham khảo

  • Báo cáo đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Yok Don (2003). Dự án PARC VIE/95/G31&03.
  • Cao Thị Thanh Nguyên, Ngô Văn Bình, Ngô Đắc Chứng (2018). Xác suất phát hiện loài nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 123, số 1B, Tr.5-15, DOI: 10.26459/hueuni-jns.v127i1B.4864.
  • Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Huy Hoàng và cs (2009). Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của Thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia (Blyth, 1853) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, lần I, Tr.250-259.
  • Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012). Ếch nhái, bò sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  • Trương Bá Phong, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2019). Mật độ quần thể và sử dụng vi môi trường sống của Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularius) tại Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lăk, Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, lần thứ IV, Tr. 204-211.
  • Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vũng Vườn Quốc gia Yok Don giai đoạn 2010 – 2020 (2011). Vườn Quốc gia Yok Don.
  • Burnham K.P. and Anderson D.R. (2002). Model selection and inference: a practical informationtheoretic approach, Springer-Verlag, New York, USA.
  • Cao Thi Thanh Nguyen, Ngo Van Binh, Ngo Dac Chung (2018). Estimating detection probability and site occupancy of Leiolepis guentherpetersi in the coastal sandy areas of Phu Loc district, Thua Thien Hue province, Academia Journal of Biology, 37-44, DOI: 10.15625/2615-9023/v40n4.12839.
  • Cox J. M., Merel J., Van Dijk T. A., Paul P., Nabhitabhata J., Thirakhupt K. (1998). A Photographic Guide to Snecks and Other Reptiles of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand, Ralph Curtis Publishing, 144 pp.
  • Hines J.E. (2006). PRESENCE 2—Software to estimate patch occupancy and related parameters, Laurel, Maryland, USA: United States Geological Survey–Patuxent Wildlife Research Center.
  • MacKenzie D.I., Nichols J.D., Gideon B.L., Droege S., Royle J.A., Langtimm C.A. (2002). Estimating site occupancy rates when detection probabilities are less than one, Ecology, 83 (8), 2248-2255.
  • MacKenzie D.I., Nichols J.D., Hines J.E., Knutson M.G., Franklin A.B. (2003). Estimating site occupancy, colonization, and local extinction when a species is detected imperfectly, Ecology, 84 (8), 2200-2207.
  • MacKenzie D.I., Nichols J.D., Royle J.A., Pollock K.H., Bailey L.L., Hines J.E. (2006). Occupancy Estimation and Modeling: Inferring Patterns and Dynamics of Species Occurrence, Academic Press, New York, USA.
  • Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T. (2009). Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main, Germany.
  • O'Connell A.F., Talancy N.W., Bailey L.L., Sauer J.R., Cook R., Gilbert A.T. (2006). Estimating site occupancy and detection probability parameters for meso- and large mammals in a coastal ecosystem, Journal of Wildlife Management, 70 (6), 1625-1633.
  • Roloff G.J., Grazia T.E., Millenbah K.F., Kroll A.J. (2011). Factors associated with amphibian detection and occupancy in Southern Michigan Forests, Journal of Herpetology, 45 (1), 15-22.
  • Rota C.T., Fletcher R.J., Dorazio R.M., Betts M.G. (2009). Occupancy estimation and the closure assumption, Journal of Applied Ecology, 46, 1173-1181.