Nhân giống in vitro cây địa lan Kiếm Tiên Vũ (Cymbidium finlaysonianum Lindl.)

Main Article Content

Nhân giống in vitro cây địa lan Kiếm Tiên Vũ (Cymbidium finlaysonianum Lindl.)

Tác giả

Mai Quốc Quân
Dương Nguyễn Phương Dung
Đặng Thị Ngọc Hằng
Hồ Nhật Được
Nguyễn Thị Huyền

Tóm tắt

Địa lan kiếm Tiên Vũ (Cymbidium finlaysonianum) là một trong những dòng lan được yêu thích hiện nay và được khai thác sưu tầm ngày càng nhiều bởi số lượng giống, màu sắc, kiểu dáng, kích thước hoa và mùi thơm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện nhân giống in vitro cây Địa lan kiếm Tiên Vũ bằng phương pháp gieo hạt. Mẫu vật cho nuôi cấy là hạt của quả lan 8 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt nảy mầm tốt nhất khi được cấy lên môi trường MS có bổ sung vitamin Morel, đường 20g/l, nước dừa 100ml/l và agar 6,8g/l, hạt nảy mầm sau 32 ngày nuôi cấy. Kết quả khảo sát hàm lượng BA cho thấy khi bổ sung BA với nồng độ 3mg/l vào môi trường MS + sucrose 30 g/l + agar 8 g/l + vitamin Morel + than hoạt tính 1 g/l đem lại hiệu quả nhân chồi tốt nhất, đạt 8,75 chồi/mẫu sau 45 ngày nuôi cấy, chiều cao chồi đạt 3,69cm, chồi phát triển tốt. Môi trường tối ưu cho sự phát sinh rễ là môi trường MS bổ sung 2,0mg/l NAA, 40 g/l sucrose, vitamin Morel, than hoạt tính 1 g/l và 8 g/l agar. Sau 45 ngày nuôi cấy, số rễ đạt 4,8 rễ/cây, chiều dài rễ trung bình đạt 10,42 cm, đường kính rễ đạt 1,92mm, trọng lượng cây đạt 1,63g.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Mai Quốc Quân

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Mai Quốc Quân; ĐT: 0949683377; Email: mqquan@ttn.edu.vn.

Dương Nguyễn Phương Dung

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên;

Đặng Thị Ngọc Hằng

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên;

Hồ Nhật Được

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên;

Nguyễn Thị Huyền

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên;

Tài liệu tham khảo

  • Bijaya, P. & Deepa, T. (2012). In vitro mass propagation of an epiphytic orchid, Dendrobium primulinum Lindl through shoot tip culture. African Journal of Biotechnology, 11(42): 9970-9974.
  • Bo, L., Alex, X.N., Zhi-ying, C. & Chun-lin, L. (2010). In vitro propagation of four threatened Paphiopedilum species (Orchidaceae). Plant Cell Tissue and Organ Culture, 101(2):151-162.
  • Chang, C. & Chang, W. (2000). Micropropagation of Cymbidium ensifolium var. Misericors through callus-derived rhizomes. In vitro cellular and developmental biology – plant, 36(6): 517-520.
  • Chang, C. & Chang, W.C. (2003). Cytokinins promotion of flowering in Cymbidium ensifolium var. misericors in vitro. Plant Growth Regulation, 39(3): 217 – 221.
  • Chen Y., Liu X. & Liu Y. (2005). In vitro plant regeneration from the immature seeds of Cymbidium faberi. Plant cell, tisue and organ culture, 81(2): 247-251.
  • Duncan, D. B. (1955). Multiple Range and Multiple F-Tests. Biometrics, 11: 1-42.
  • Điệp, N.T. & Kim, H.T. (2020). Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro lan kiếm Phan Trí (Cymbidium finlaysonianum Lindl.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 225(08): 479-486.
  • Helen J. Millner, Abraham Obeng, Alison R. McCrea & Timothy C. Baldwin (2008). Axenic seed germination and in vitro seedling development of Restrepia brachypus (Orchidaceae). Journal of the Torrey Botanical Society, 135(4): 497-505.
  • Hợp, T. (1998). Phong lan Việt Nam. NXB Nông nghiệp
  • Huyên, P.X., Ái, N.T., Lang, N.T., Hương, N.T.D., Khiêm, Đ.V. & Nhựt, D.T. (2004). Phục tráng và nhân nhanh các giống địa lan (Cymbidium spp.) bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Tạp chí Sinh học, 26(1): 48-54.
  • Khanh, N.N., & Bằng, C.P. (2013). Sinh lý học thực vật. NXB Giáo dục, Hà Nội.
  • Knudson, L. (1946). A new nutrient solution for germination oforchid seed. American Orchid Society Bulletin, 15: 214-217.
  • Luận, L.T., Quyên, N.T.T., Thúy, L.T.N., Tuấn, N.Đ., Phương, N.H. & Phượng, T.T.B. (2020). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây lan Giả hạc Hawaii (Dendrobium adastra). Báo cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc 2020, nhà xuất bản Đại Học Huế, tr 897-902.
  • Mahendran G. & Narmatha Bai V (2012). Direct somatic embryogenesis and plant regeneration from seed derived protocorms of Cymbidium bicolor Lindl. Scientia Horticulturae, 135: 40 - 44.
  • Martin K. P., Madassery J. (2006). Rapid in vitro propagation of Dendrobium hybrids through direct shoot formation from foliar explants and protocorm like bodies. Scientia Horticulturae, 108: 95-99.
  • Minh, T.V. & Uyển, N.V. (2001). Vi nhân giống phong lan nhóm Dendrobium trên quy mô công nghiệp, nhân giống in vitro. Tạp chí Khoa học Công nghệ, 1: 1- 9
  • Murashige, T. & Skoog, F. (1962). A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures. Plant Physiology, 15: 473-497.
  • Nga, H.T., Thạch, N.Q., Thịnh, Đ.Đ. & Tú, H.M. (2008). Xây dựng quy trình nhân nhanh giống địa lan Hồng hoàng (Cymbidium iridioides) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 4: 387-394.
  • Nhựt, D.T., Lan, N.H.N., Tường, T.N., Luận, V.Q., Vinh, B.V.T. & Huyên, P.X. (2006). Ảnh hưởng của hệ thống nuôi cấy lên sự hình thành thể tròn tương tự chồi non (protocorm-like body) và nghiên cứu rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây hoa địa lan Cymbidium sp. nuôi cấy in vitro. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 4(3): 353-362.
  • Posada M, Ballesteros N, Obando W, Angarita A (1999). Micropropagation of Gerbera from floral buds. Acta Horticulturae, 482: 329-332.
  • Shahinul Islam S. M., Touhidul Islam, Bakul Bhattacharjee, Tushar Kanti Mondal, Sreeramanan Subramaniam, (2015). In vitro pseudobulb based micropropagation for mass development of Cymbidium finlaysonianum Lindl. Emirates Journal of Food and Agriculture, 27(6): 469-474.
  • Thạch, N.Q., Nga, H.T., Anh, N.T.L. & Muội, L.T. (2004). Nghiên cứu nhân nhanh in vitro giống địa lan thương mại miss Kim. Tạp chí Nông nghiệp - Nông thôn - Môi trường, 11: 1503-1505.
  • Tiến, N.V., Đông, Đ.V., Mỹ, C.T.N., Tỉnh, N.V. & Minh, D.V. (2020). Hoàn thiện quy trình nhân giống lan kiếm Thanh Ngọc (Cymbidium sinense var alba) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 09(118): 88-93.
  • Touhidul Islam, Bakul Bhattacharjee, S.M. Shahinul Islam, Jasim Uddain and Sreeramanan Subramaniam (2015). Axenic seed culture and in vitro mass propagation of malyasian wild orchid Cymbidium finlaysonianum Lindl. Pakistan Journal of Botany, 47(6): 2361-2367.
  • Uyên, K.N.T., Dũng, P.Đ., Tú, N.T.H., Loan, V.T.H. & Điệp, N.T. (2014). Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro Địa lan hương Cát Cát (Cymbidium golden elf). Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm thành phố HCM, 64: 86-93.
  • Vacin, Emil F. & F. W. Went (1949). Some pH changes in nutrient solutions. Botanical Gazette, 110(4): 605-613.