Ảnh hưởng của các điều kiện chiết tách đến tính chất của tinh bột hạt Mít Thái Lá Bàng (Artocarpus heterophyllus Lam.)
Main Article Content
Ảnh hưởng của các điều kiện chiết tách đến tính chất của tinh bột hạt Mít Thái Lá Bàng (Artocarpus heterophyllus Lam.)
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng hạt mít giống Thái Lá Bàng, được làm sạch và bảo quản lạnh đông sâu trên 10 giờ thì dễ dàng loại bỏ lớp vỏ cứng và vỏ lụa, sau đó thái lát mỏng, sấy khô ở nhiệt độ 40oC trong giờ, nghiền thành bột và đóng gói, bảo quản làm nguyên liệu cho quá trình chiết tách tinh bột. Để thu được tinh bột có màu sắc trắng đẹp thì dùng NaOH 0,3% với tỉ lệ hóa chất : nguyên liệu là 1:1; thời gian xử lý hóa chất trong 4h; tỷ lệ nước : nguyên liệu được lựa chọn để tiến hành sản xuất tinh bột là tỷ lệ 2:1. Độ ẩm ban đầu của hạt 60,99 ± 1,52%; tinh bột tổng 76,82 ± 0,49%; tinh bột kháng chiếm 63,48 ± 0,88% tinh bột tổng; amylose 35,37 ± 0,59%; hàm lượng protein, lipid, tro, lần lượt là 13,50 ± 0,26%, 0,52 ± 0,03%, 0,59 ± 0,01%. Độ trương nở của tinh bột 13,48 ± 0,29 (g/g) và độ gel là 5,33 ± 0,67 (w/v). Nghiên cứu cho thấy, tinh bột hạt mít dễ dàng thu nhận, có màu trắng đẹp và có thể dùng thay thế một phần tinh bột khác trong chế biến thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Abedin, M. S., Nuruddin, M. M., Ahmed, K. U., & Hossain, A. (2012). Nutritive compositions of locally available jackfruit seeds (Artocarpus heterophyllus) in Bangladesh. International Journal of Biosciences, 2(8), 1–7.
- Abraham, A., & Jayamuthunagai, J. (2014). An analytical study on jackfruit seed flour and its incorporation in pasta. Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, 5(2), 1597–1610.
- Chen, J., Liang, Y., Li, X., Chen, L., & Xie, F. (2016). Supramolecular structure of jackfruit seed starch and its relationship with digestibility and physicochemical properties. Carbohydrate Polymers, 150, 269–277.
- Gebre-Mariam, T., Abeba, A., & Schmidt, P. C. (1996). Isolation and physico-chemical properties of enset starch. Starch-Stärke, 48(6), 208–214.
- Kittipongpatana, O. S., & Kittipongpatana, N. (2011). Preparation and physicochemical properties of modified jackfruit starches. LWT-Food Science and Technology, 44(8), 1766–1773.
- Kittipongpatana, O. S., & Kittipongpatana, N. (2015). Resistant starch contents of native and heatmoisture treated jackfruit seed starch. The Scientific World Journal, 2015.
- Luciano, C. G., Landi Franco, C. M., Ayala Valencia, G., do Amaral Sobral, P. J., & Freitas Moraes, I. C. (2017). Evaluation of extraction method on the structure and physicochemical properties of starch from seeds of two jackfruit varieties. Starch-Stärke, 69(11–12), 1700078.
- Noor, F., Rahman, M. J., Mahomud, M. S., Akter, M. S., Talukder, M. A. I., & Ahmed, M. (2014). Physicochemical properties of flour and extraction of starch from jackfruit seed. International Journal of Nutrition and Food Sciences, 3(4), 347.
- Nugent, A. P. (2005). Health properties of resistant starch. Nutrition Bulletin, 30(1), 27–54.
- Ocloo, F. C. K., Bansa, D., Boatin, R., Adom, T., & Agbemavor, W. S. (2010). Physico-chemical, functional and pasting characteristics of flour produced from Jackfruits (Artocarpus heterophyllus) seeds. Agriculture and Biology Journal of North America, 1(5), 903–908.
- Sultana, A., Parvin, R., Alam, M. K., Akter, F., & Alim, M. A. (2015). Physico-chemical, functional properties and storage characteristics of jackfruit seed flour. Bangladesh Journal of Veterinary and Animal Sciences, 3(1).
- Wong, K. T., Poh, G. Y. Y., Goh, K. K. T., Wee, M. S. M., & Jeyakumar Henry, C. (2021). Comparison of physicochemical properties of jackfruit seed starch with potato and rice starches. International Journal of Food Properties, 24(1), 364–379.