Cập nhật chẩn đoán và điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
Main Article Content
Cập nhật chẩn đoán và điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
Tóm tắt
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là loại chóng mặt phổ biến nhất trong cộng đồng người dân và thuộc nhóm rối loạn tiền đình ngoại biên. Nó gây ra chấn thương do té ngã, rối loạn nước và điện giải do nôn nhiều và ăn uống kém. Hơn nữa, bệnh lý này còn làm giảm đi chất lượng cuộc sống, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và sợ hãi. Việc chẩn đoán còn gặp một số khó khăn vì hầu hết các trường hợp không có tổn thương thực thể đi kèm và có thể nhầm lẫn với nhiều loại chóng mặt khác. Hơn nữa, thực tế cho thấy thực hành điều trị chưa đúng theo các khuyến cáo. Điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị. Hiện nay, đã có rất nhiều tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này. Vì vậy, chúng tôi muốn cập nhật lại một số vấn đề liên quan đến chẩn đoán và điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bao gồm biện pháp không sử dụng thuốc, dùng thuốc, nghiệm pháp tái định vị sỏi tai và phẫu thuật. Điều này có ý nghĩa quan trọng thực tiễn trong lâm sàng thần kinh và tai mũi họng.
Article Details
Tài liệu tham khảo
- Lê Đức Hinh. Chóng mặt: chẩn đoán và xử trí lâm sàng. https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/chongmat-chan-doan-va-xu-tri-lam-sang/, truy cập ngày 09/6/2022.
- Andersson H., Jablonski G.E., Nordahl S.H.G., Nordfalk K., Helseth E., Martens C., Røysland K. and Goplen F.K. (2022). The Risk of Benign Paroxysmal Positional Vertigo After Head Trauma. Laryngoscope, 132, pp. 443–448.
- Argaet E.C., Bradshaw A.P. and Welgampola M.S. (2019). Benign positional vertigo, its diagnosis, treatment and mimics. Clin. Neurophysiol. Pract., 4, pp. 97-111.
- Instrum R.S. and Parnes L.S. (2019). Benign paroxysmal positional vertigo. Adv. Otorhinolaryngol., 82, pp. 67-76.
- Iranfar K. and Azad S. (2022). Relationship between benign paroxysmal positional vertigo (BPPV) and sleep quality. Heliyon, 8(1), e08717.
- John C. L. (2022) Benign Paroxysmal Positional Vertigo Treatment & Management. https://emedicine.medscape.com/article/884261-treatment. Updated: Jan 14, 2022
- Ke Y., Ma X., Jing Y., Diao T. and Yu L. (2022). Risk factors for residual dizziness in patients with benign paroxysmal positional vertigo after successful repositioning: a systematic review and metaanalysis. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2022 Feb 26 [Online ahead of print].
- Laurent G., Vereeck L., Verbecque E., Herssens N., Casters L. and Spildooren J. (2022). Effect of age on treatment outcomes in benign paroxysmal positional vertigo: A systematic review J Am Geriatr Soc. 70(1), pp. 281-293.
- Li D., Cheng D., Yang W., Chen T., Zhang D., Ren J. and Zhao Y. (2022) Current Therapies in Patients With Posterior Semicircular Canal BPPV, a Systematic Review and Network Meta-analysis. Otol Neurotol. 43(4), pp. 421-428.
- Libonati G.A., Martellucci S. , Castellucci A. and Malara P. (2022). Minimum Stimulus Strategy: A step-by-step diagnostic approach to BPPV. J Neurol Sci., 434, 120158.
- Lyndon J.H., Christopher J.B. and James V. M. (2021). The frequency and impact of undiagnosed benign paroxysmal positional vertigo in outpatients with high falls risk Age and Ageing, 50 (6), pp. 2025–2030.
- Palmeri R. and Kumar A. (2021). Benign Paroxysmal Positional Vertigo. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470308/
- Qiao Q., Chen G., Li Y., Zhang C., Zhou L. Li Y., Yang J., Wu J. and Wang B. (2022). Research progress on the screening questionnaire related to benign paroxysmal positional vertigo. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 36(1), pp. 76-79.