So sánh năng suất, chất lượng và khả năng chịu hạn của các dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora Pierre) chọn lọc

Main Article Content

So sánh năng suất, chất lượng và khả năng chịu hạn của các dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora Pierre) chọn lọc

Tác giả

Đinh Thị Tiếu Oanh
Lê Văn Bốn
Đào Hữu Hiền
Trần Thị Bích Ngọc
Hoàng Quốc Trung

Tóm tắt

Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất cả nước, chiếm 94% tổng diện tích cà phê của Việt Nam. Hiện tại, hạn hán vào mùa khô đang ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến sản xuất cà phê của vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên các giải pháp sản xuất cà phê thích ứng với hạn hán vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa có bộ giống cà phê chịu hạn phục vụ cho sản xuất. Do đó việc nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chịu hạn là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Kết quả so sánh 6 dòng vô tính cà phê vối có triển vọng L4H6C4, L4H5C9, L4H7C1, L4H17C15, L2H36C1, L4H15C1 và TR11 (đối chứng) về năng suất, chất lượng cà phê nhân và khả năng chịu hạn từ tháng 6/2015 - 12/2021 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy: 6 dòng vô tính chọn lọc có năng suất trung bình 03 vụ thu hoạch 2019 - 2021 đạt 3,91 - 4,98 tấn nhân/ha, cao hơn so với TR11 đạt 3,84 tấn nhân/ha. Tỷ lệ tươi/nhân đạt từ 4,2 - 4,4 kg quả tươi/1 kg nhân, khối lượng 100 nhân đạt từ 19,4 - 22,7 g, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt từ 85,8 - 91,9%. Có 5 dòng thể hiện khả năng chịu hạn tốt với thời gian cây héo trung bình 43,0 ngày ở ẩm độ đất 26,2 - 27,3%, đối chứng TR11 có thời gian héo ngắn hơn đạt 30 ngày ở ẩm độ đất 27,2%. Đã xác định được 2 dòng nổi trội là L4H6C4 và L4H15C1, năng suất tương ứng đạt 4,57 và 4,98 tấn nhân/ ha; khối lượng 100 nhân tương ứng đạt 21,4 g và 22,7 g, có khả năng chịu hạn tốt.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Đinh Thị Tiếu Oanh

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Đinh Thị Tiếu Oanh; ĐT: 0935078802; Email: tieuoanhwasi@gmail.com.

Lê Văn Bốn

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Đào Hữu Hiền

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Trần Thị Bích Ngọc

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Hoàng Quốc Trung

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Khoa học và Công nghệ (2011). TCVN 4048:2011. Tiêu chuẩn Quốc gia về Chất lượng đất - Phương pháp xác định độ ẩm và hệ số khô kiệt.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (2012). TCVN 4193:2012. Tiêu chuẩn Quốc gia về Cà phê nhân. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013. TCVN 4807:2013. Tiêu chuẩn Quốc gia về Cà phê nhân hoặc cà phê nguyên liệu - Phương pháp cỡ hạt. Phương pháp sàng máy và sàng tay.
  • Cục Trồng trọt (2021). Báo cáo sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, vụ mùa 2021; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  • Đinh Thị Tiếu Oanh và cộng sự (2015). Báo cáo Kết quả so sánh các giống cà phê vối nhập nội và trong nước. Báo cáo hợp phần canh tác cà phê bền vững hợp tác với công ty Nestle Việt Nam.
  • Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998). Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2013). Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Huỳnh Thị Lan Hương, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Xuân Hiển, Doãn Hà Phong (2016). Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trang 4-5.
  • Benjamin JG, Nielsen DC (2006). Water deficit effects on root distribution of soybean, field pea and chickpea. Field Crops Res., 97: 248-253.
  • Manivannan P, Jaleel CA, Sankar B, Kishorekumar A, Somasundaram R, Alagu Lakshmanan GM, Panneerselvam R. (2007). Growth, biochemical modifications and proline metabolism in Helianthus annuus L. as induced by drought stress. Colloids Surf. B: Biointerf., 59: 141-149.
  • Ramanjulu S., Bartels D. (2002). Drought and desiccation induced modulation of gene expression in plant. Plant Cell & Environment, 25(2): 141- 151.
  • Serpil U., Yukel K., Elif U. (2004). Proline and ABA levels in two sunflower genotypes subjected to water stress. Bulgarian Journal of Plant Physiology, 30: 34-47.
  • Tesfaye S. G., Ismail M. R., Ramlan M. F., Marziah M. and Kausar H. (2013). Effect of soil drying on rate of stress development, leaf gas exchange and proline accumulation in robusta coffee (Coffea canephora Pierre ex A. Froehner) clones. Expl Agric. (2014), volume 50 (3), pp. 458-479 Cambridge University Press 2013
  • Yang F, Miao LF. (2010). Adaptive responses to progressive drought stress in two poplar species originating from different altitudes. Silva Fennica, 44: 23-37.
  • Xiong L., Karen S.S., Zhu J.K. (2002). Cell signaling during cold, drought, and salt stress, The Plant Cell. pp: 165-183.