Thành phần dinh dưỡng cơ bản của một số loài nấm san hô ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

Main Article Content

Thành phần dinh dưỡng cơ bản của một số loài nấm san hô ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

Tác giả

Thi Trần Thị Kim
Trần Thị Thu Hiền
Nguyễn Hữu Kiên
Nguyễn Phương Đại Nguyên

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, tiến hành phân tích các thành phần dinh dưỡng cơ bản như: hàm lượng protein tổng số, hàm lượng lipid, hàm lượng khoáng, hàm lượng cellulose, hàm lượng cacborhydrate và hàm lượng nước của 4 loài nấm san hô được thu thập tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin bao gồm Ramaria flavobrunnescens var. aromatica, Ramaria conjunctipes var. tsugensis, Ramaria botrytis, Ramaria
rubripermanens. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm san hô có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện qua hàm lượng carbonhydrat (50,44 - 55,43%), hàm lượng protein (21,06 - 26,84%), hàm lượng cellulose (15,31% - 17,65%), ngược lại hàm lượng lipid tương đối thấp (0,97% - 2,92%). Trong đó loài Ramaria rubripermanens có hàm lượng cellulose, hàm lượng cacborhydrate và hàm lượng nước là cao nhất thể
hiện lần lượt là (17,65%; 55,43%; 91,16%). Ngược lại loài Ramaria conjunctipes var.tsugensis có hàm lượng lipid, hàm lượng cellulose, hàm lượng cacborhydrate và hàm lượng nước thấp nhất lần lượt là (0,97% ; 15,31% ; 50,44 %; 84,98%). 

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Thi Trần Thị Kim

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Kim Thi; ĐT: 0377064299; Email: ttkthi@ttn.edu.vn.

Trần Thị Thu Hiền

Trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Nguyễn Hữu Kiên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Phương Đại Nguyên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Lâm Thị Kim Châu, Văn Đức Chín, Ngô Đại Nghiệp (2004). Thực tập lớn sinh hoá, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM.
  • Lê Bá Dũng và Trương Bình Nguyên (2005). “Chi nấm Ramaria Graf.em Donk ở vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Sinh học, Tr 21-25.
  • Nguyễn Công Khẩn và Hà Thị Anh Đào (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Bộ Y tế Viện Dinh Dưỡng, NXB Y học.
  • Trịnh Tam Kiệt (2011), Nấm lớn Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
  • Trịnh Tam Kiệt (2012), Nấm lớn Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
  • Trịnh Tam Kiệt (2013), Nấm lớn Việt Nam (Tập 3). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
  • Boa, E (2004). A Global Overview of Their Use and Importance to People, Food & Agriculture Org.
  • Bhanja SK, Samanta SK, Mondal B, Jana S et al. (2020) - Green synthesis of Ag@ Au bimetallic composite nanoparticles using a polysaccharide extracted from Ramaria botrytis mushroom and performance in catalytic reduction of 4-nitrophenol and antioxidant, antibacterial activity. Environmental Nanotechnology, Monitoring & Management 14, 100341.
  • Krupodorova T, Sevindik M. (2020) - Antioxidant potential and some mineral contents of wild edible mushroom Ramaria stricta. AgroLife Scientific Journal 9(1), 186-191.
  • Pavel Kalač, (2016). Edible Mushrooms: Chemical Composition and Nutritional Value, Academic Press
  • Petersen H.J (1999). Key to the species of Ramaria known from Fennoscandia; University of Aarhus, Institute of Systematic Botany.
  • Petersen, R. H. (1986). Some Ramaria taxa from Nova Scotia. Canadian Journal of Botany.
  • Petersen, R.H, Hughes, W.K, Justice,J (2014). Two new species of Ramaria from Arkansas; MycoKeys 8: 17–29 (2014).
  • Sharma, S.K and Gautam,N (2017). Chemical and Bioactive Profiling, and Biological Activities of Coral Fungi from Northwestern Himalayas, Scientifit reports.
  • Teng, S.C (1966). Fungi of China, Department of Plant Pathology Cornell University, Ithaca, NY 14853.
  • Zhang, P.,Yang, Z.L & Ge,Z.W, (2005), Two news species of Ramaria from southwestern China, Mycotaxon, Volume 94, trang 235.